Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định

Bởi Phạm Nhật Thăng - 05/11/2023
view 0
comment-forum-solid 0
Trong doanh nghiệp, nhà quản trị đưa ra những quyết định ảnh hưởng tới cục diện của doanh nghiệp, nếu là đường lối rõ ràng thì công việc của người lao động sẽ ổn định hơn, ngược lại, người lao động có thể sẽ bỏ việc vì không tin tưởng trong việc quyết định của nhà lãnh đạo. Vậy nên, mỗi quyết định của nhà quản trị sẽ mang tầm quan trọng, có sức ảnh hưởng lớn, hạn chế được rủi ro trong công việc, và hơn hết, họ phải đưa ra quyết định trong thời gian ngắn.

Ra quyết định là gì?

Ra quyết định là một quá trình hoạt động của não bộ con người, lựa chọn phương án khả thi nhất để thực hiện trong vô số phương án được đưa ra. Việc đưa ra quyết định phải dựa trên những cơ sở lý giải và quá trình phân tích để có sự chọn lựa phù hợp nhất.

Trong doanh nghiệp, nhà quản trị đưa ra những quyết định ảnh hưởng tới cục diện của doanh nghiệp, nếu là đường lối rõ ràng thì công việc của người lao động sẽ ổn định hơn, ngược lại, người lao động có thể sẽ bỏ việc vì không tin tưởng trong việc quyết định của nhà lãnh đạo. Vậy nên, mỗi quyết định của nhà quản trị sẽ mang tầm quan trọng, có sức ảnh hưởng lớn, hạn chế được rủi ro trong công việc, và hơn hết, họ phải đưa ra quyết định trong thời gian ngắn.

Nếu nhà quản trị đưa ra những quyết định đúng đắn, thì họ sẽ dễ dàng nhận được sự nể trọng của nhân viên. Vậy, những yếu tố nào ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định?

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định

Nguồn thông tin

Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của cả quá trình đưa ra quyết định. Nếu bạn không có đầy đủ dữ liệu thông tin và mức độ chính xác về việc cần phải quyết định, bạn sẽ không thể đưa được những quyết định sáng suốt. Đây là trường hợp thường thấy ở trong doanh nghiệp, có không ít nhân viên thường đưa ra những quyết định nhanh chóng nhằm để công việc không bị ngưng trệ nhưng thường những quyết định đó đem lại nhiều lỗi sai. 

Trường hợp này hay có những sai sót do thiếu hụt về kiến thức, hay những thông tin chuyên môn trong những vấn đề quan trọng. Để tránh mang lại rủi ro, bạn cần tóm tắt lại những thông tin cần thiết trước khi đưa ra quyết định, như: nguồn thông tin về sự việc/ chủ đề này sẽ tìm thấy ở đâu? Nguồn thông tin đó chất lượng hay không? Mối quan tâm chính của sự việc/ chủ đề là gì? Những tác động, yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài?

Những nguồn thông tin chắc chắn sẽ giúp bạn đưa ra một quyết định đúng, đó là khi các quyết định được đưa ra trong điều kiện bạn có đủ các thông tin và bạn đã có sẵn kết quả của quyết định đó. Ngoài ra, bạn cần nên chuẩn bị thêm các sự lựa chọn thay thế khác cũng như biết được những điều kiện, hậu quả của những quyết định đó. Vậy nên, bạn cần đảm bảo cho việc thông tin bạn biết càng ít mơ hồ càng tốt thì khả năng bạn sẽ đưa ra một quyết định tồi tương đối thấp.

Mức độ ưu tiên

Với khối lượng thông tin càng nhiều, sự lựa chọn sẽ càng trở nên đa dạng, khiến bạn phải đứng giữa ngã tư của việc đưa ra quyết định phức tạp với những thông tin khác nhau. Những lúc này, bạn buộc phải có một quyết định thông minh và phù hợp nhất. 

Bạn cần rèn luyện thói quen ưu tiên việc quan trọng trước, điều này giúp bạn không bị bối rối hoặc hoảng loạn trước những vấn đề cần cân nhắc giải quyết. Bạn sẽ tập được cách sắp xếp lại trình tự công việc, ưu tiên những việc cần quyết trước để đảm bảo chất lượng và tiến độ chung của công việc cá nhân và công việc đội nhóm.

Xem thêm:Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

Rủi ro

Trong mỗi quyết định đều ẩn chứa những rủi ro khác nhau, nhất là những yếu tố quan trọng, bạn cũng cần chú ý và thận trọng hơn đối với những quyết định này. Rủi ro có thể đến từ những nguyên nhân khác nhau, nhưng chúng thường được chia thành yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Có một số nguyên nhân bạn có thể can thiệp được bằng cách sửa đổi quá trình, nhưng cũng có những nguyên nhân mà bạn không thể can thiệp được.

Vậy nên, khi đưa ra một quyết định, bạn cũng cần lập danh sách những rủi ro có thể xảy ra, để nhận thức được tính nguy cơ của vấn đề được quyết định nhằm có phương án dự phòng cho những tình huống ngoài ý muốn. Hãy tiết kiệm nguồn lực, chủ động và tập trung vào những vấn đề bạn có thể thay đổi được hay can thiêp vào được, thay vì dành thời gian suy nghĩ cho vấn đề không thể kiểm soát.

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết  được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.15839 sec| 1009 kb