Các khía cạnh cần lưu ý khi tìm hiểu về hiến pháp

Bởi Trần Thu Thủy - 18/12/2019
view 639
comment-forum-solid 0
Theo quan niệm hiện đại, Hiến pháp là một đạo luật cơ bản, quan trọng của mỗi quốc gia, có nội dung xác định chế độ xã hội, xác định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, xác định những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Nguồn gốc của Hiến pháp

Sự ra đời của Hiến pháp trên thế giới, gắn liền với  thắng lợi của cách mạng tư sản. Dưới chế độ phong kiến, vua được coi là “thiên tử”, thâu tóm trong tay toàn bộ quyền lực nhà nước: quyền đặt ra pháp luật, quyền cắt cử quan lại để cai quản đất nước, quyền xét xử tối cao. Để hạn chế quyền lực vô hạn của nhà vua, tiến tới lật đổ chế độ thống trị hà khắc, độc đoán, chuyên quyền phong kiến, giai cấp tư sản đó phát động cuộc cách mạng tư sản. Giai cấp tư sản sử dụng những tư tưởng đòi hỏi sự phân chia quyền lực được nêu ra từ thời cổ đại, phát triển chúng để phục vụ cho cuộc cách mạng tư sản.

Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 19006198

Cách mạng tư sản thắng lợi, Hiến pháp ra đời, ghi nhận thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản, ghi nhận những quyền cơ bản của công dân, ghi nhận việc tổ chức nhà nước trong một xã hội kiểu mới: hoặc không còn sự hiện diện của vua (hình thức chính thể nhà nước cộng hòa); hoặc còn nhà vua nhưng quyền lực đã bị hạn chế (hình thức chính thể quân chủ hạn chế).

Văn bản có tính chất Hiến pháp đầu tiên ra đời trong cách mạng tư sản ở nước Anh (1640-1654) là đạo luật năm 1653 về "Hình thức cai quản Nhà nước Anh, Xcốtlen, Ailen và những địa phận thuộc chúng" . Tuy nhiên, phải sau khi có Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 và Hoa Kỳ trở thành một nước siêu cường, phong trào lập Hiến lan rộng, nhiều nước tìm cách xây dựng cho mình một bản Hiến pháp. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 190 nước có Hiến pháp và sự hiện diện của Hiến pháp được xem là dấu hiệu pháp lý không thể thiếu của một Nhà nước dân chủ hiện đại.

Bản chất của Hiến pháp

Hiến pháp, với tư cách là một đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước, vì vậy nó mang đầy đủ bản chất của pháp luật nói chung, đó là bản chất giai cấp và bản chất xã hội. Bản chất giai cấp được thể hiện: Hiến pháp là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, là công cụ để bảo vệ địa vị và quyền lợi của giai cấp thống trị. Bản chất xã hội của Hiến pháp được thể hiện: Hiến pháp là tổng hợp của các quy tắc xử sự cơ bản nhất, quan trọng nhất góp phần bảo vệ những lợi ích chung của cả quốc gia, dân tộc và toàn xã hội, là công cụ để duy trì và thiết lập trật tự, ổn định của xã hội. Tính giai cấp và tính xã hội của Hiến pháp được thể hiện khác nhau đối với từng quốc gia, từng giai đoạn lịch sử.

Sự hình thành và phát triển của Hiến pháp

Trong các nhà nước tư sản

Hiến pháp được hình thành cùng với cuộc cách mạng tư sản, là sản phẩm của cách mạng tư sản. Trong cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm chống lại chế độ phong kiến, chống lại quyền lực vô hạn của vua, chúa phong kiến. Ở những nơi cuộc cách mạng tư sản hoàn toàn thắng lợi, Hiến pháp được ban hành để xóa bỏ quyền lực của nhà vua, thiết lập một chính thể cộng hòa. Ở những nơi cuộc cách mạng tư sản không hoàn toàn thắng lợi, Hiến pháp ra đời là cơ sở để hạn chế quyền lực của nhà vua, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến.

Hiến pháp tư sản trong thời kỳ đầu mang giá trị tích cực. Ngoài việc bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản, các tầng lớp, giai cấp khác cũng được hưởng quyền lợi tốt hơn so với thời kỳ phong kiến trước đây.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, với thắng lợi của Xôviết, các nhà nước XHCN được hình thành và trở thành một hệ thống đối trọng với các nước TBCN. Hiến pháp XHCN cùng với những học thuyết của chủ nghĩa cộng sản đã chỉ ra rằng Hiến pháp tư sản giờ đây chỉ bảo vệ cho quyền lợi và địa vị của giai cấp tư sản, không đem lại nhiều quyền lợi cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động như ở các nước XHCN. Phong trào đấu tranh đòi quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động tại các nước tư sản diễn ra mạnh mẽ, khiến hiến pháp tư sản rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Trước sự đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cùng với sự nhận thức của dân chúng được tăng cường. Để thoát khỏi khủng hoảng và để nhận được sự ủng hộ của dân chúng, giai cấp tư sản cũng đã phải nhanh chóng có sự điều chỉnh hiến pháp, ghi nhận và thực hiện đầy đủ hơn các quyền chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của con người và công dân. Vì vậy, Hiến pháp tư sản giai đoạn này đã lại chứa đựng những yếu tố tích cực, tiến bộ.

Trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa

Xuất hiện sau so với Hiến pháp tư sản, Hiến pháp XHCN được hình thành gắn liền với cuộc cách mạng vô sản. Giai cấp vô sản đã tiến hành phê phán Hiến pháp tư sản, chỉ ra rằng Hiến pháp tư sản có bản chất chỉ phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản. Đồng thời cũng nhận thấy được những giá trị tích cực của Hiến pháp, giai cấp vô sản cho rằng cũng cần phải xây dựng một loại Hiến pháp mới cho một  xã hội mới, xã hội XHCN.

Trong giai đoạn đầu, từ cách mạng tháng Mười đến năm 1945, Hiến pháp XHCN chỉ tồn tại trong phạm vi nội bộ quốc gia (Liên bang Nga, sau là liên bang Xôviết). Sau này, khi các nước XHCN khác được hình thành, cùng với nó là sự ra đời của các bản Hiến pháp, như: Hiến pháp Việt Nam năm 1946, Hiến pháp Bungary năm 1947, Hiến pháp Rumani năm 1948, Hiến pháp Cộng hoà dân chủ Đức năm 1949, Hiến pháp Hungary năm 1949, Hiến pháp Ba lan năm 1952, Hiến pháp Trung Hoa năm 1954. Hiến pháp XHCN được xây dựng để ghi nhận thắng lợi của giai cấp vô sản, ghi nhận những nền tảng của chế độ XHCN, ghi nhận những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, ghi nhận những nguyên tắc cơ bản về tổ chức quyền lực nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân. So với các hiến pháp đương thời lúc bấy giờ, nếu như hiến pháp tư sản ưu tiên bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản chiếm thiểu số trong xã hội, thì hiến pháp XHCN lại quy định và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp công nhân và người lao động, lực lượng chiếm đa số trong xã hộ

Từ năm 1990 đến nay, khi các nước XHCN ở Đông Âu tan rã và quay trở lại với hình thức nhà nước tư sản, các bản Hiến pháp XHCN ở các nước này đã được thay đổi, trở thành các bản Hiến pháp tư sản. Hiến pháp XHCN hiện chỉ còn áp dụng tại một số rất ít quốc gia, trong đó có Việt Nam. Các nước XHCH để tồn tại phải có những điều chỉnh rất nhiều về nội dung của Hiến pháp theo hướng tiếp thu những yếu tố hợp lý trong hiến pháp tư sản, trong pháp luật quốc tế để phát triển xã hội.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

 

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.27360 sec| 1012.094 kb