Chiếm hữu là một quyền năng đặc biệt của các chủ thể có quyền đối với tài sản được quy định trong pháp luật dân sự. Vậy việc chiếm hữu được quy định như thế nào?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Chiếm hữu là việc một người tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thuộc quyền sở hữu của mình hoặc căn cứ theo giấy ủy quyền của người khác với tính chất ổn định, liên tục, công khai theo quy định của pháp luật ban hành.
Tại Điều 179 Bộ Luật Dân sự năm 2015 có quy định cụ thể: “Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản”. Quyền chiếm hữu của chủ thể có quyền được pháp luật quy định và bảo vệ.
Theo đó, quyền chiếm hữu có thể được thực hiện thông qua chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản, người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự, người được nhà nước giao quyền chiếm hữu thông qua quyết định hoặc bản án có hiệu lực pháp luật.
Xem thêm về Quyền sở hữu
Chiếm hữu ngay tình là gì?
Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ cụ thể để tin rằng mình có quyền đối với các tài sản đang chiếm hữu, bao gồm chiếm hữu có căn cứ dựa theo pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng mang tính chất ngay tình.
So với Bộ luật Dân sự năm 2005, khái niệm chiếm hữu ngay tình trong Bộ luật Dân sự năm 2015 đã được mở rộng hơn. Căn cứ theo quy định tại Điều 165 Bộ luật Dân sự năm 2005, chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu thuộc một trong các trường hợp được nêu sau đây:
(i) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản của mình đương nhiên là chiếm hữu dựa theo căn cứ pháp luật;
(ii) Bằng ý chí của mình, chủ sở hữu tài sản ủy quyền cho người khác quản lý tài sản của mình nên người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản cũng được coi là chiếm hữu có đầy đủ căn cứ pháp luật;
(iii) Bằng giao dịch dân sự (phù hợp với quy định của pháp luật), chủ sở hữu tiến hành chuyển giao tài sản của mình cho người khác và người nhận chuyển giao được coi là người chiếm hữu có căn cứ dựa theo pháp luật;
(iv) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan là người chiếm hữu có căn cứ pháp luật;
(v) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định đã ban hành của Bộ luật này, quy định khác của các pháp luật khác có liên quan;
(vi) Các trường hợp khác mà pháp luật quy định là chiếm hữu có căn cứ pháp luật.
(vii) Việc chiếm hữu không phù hợp với những nội dung nêu trên được coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Chiếm hữu không ngay tình là gì?
Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với các tài sản đang chiếm hữu (Điều 181 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015).
Trường hợp người chế biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyền yêu cầu đề nghị giao lại vật mới; nếu có nhiều chủ sở hữu nguyên vật liệu thì những người này là đồng chủ sở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành, tương ứng với giá trị nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở hữu nguyên vật liệu bị chế biến không ngay tình có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại (Khoản 3 Điều 227 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015).
Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải tiến hành hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật (Khoản 1 Điều 581 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015).
Để có cái nhìn tổng quát hơn, mời bạn đọc xem thêm về Các trường hợp xác lập quyền sở hữu
Chiếm hữu liên tục là gì?
Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được tiến hành thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có xảy ra tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết cụ thể bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.
Chiếm hữu công khai là gì?
Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình.
Xem thêm thông tin tại Pháp trị - Kiến thức Dân sự
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm