"Bạo lực gia đình" bị xử phạt như thế nào

view 1010
comment-forum-solid 0

Đi cùng với sự phát triển vượt bậc của kinh tế xã hội, guồng quay cơm áo gạo tiền khiến con người ta ngày càng trở nên vô cảm và băng lạnh. Bạo lực gia đình đang ngày càng trở thành vấn nạn đáng lên án của xã hội, gây mất trật tự trị an ở địa phương, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em. Vậy nếu có bạo lực gia đình xảy ra, cụ thể hơn “Chồng ngược đãi vợ” sẽ bị xử phạt như thế nào?

Luật sư Trần Đình Thanh – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Chồng đánh vợ có thể bị xử lí hành chính

Những quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình được quy định tại điều 49, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Tuỳ vào mức độ vi phạm mà người chồng sẽ bị xử phạt Điều 49 quy định Hành vi xâm hại sức khoẻ thành viên gia đình:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối;

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

Chồng đánh vợ có thể bị xử lí theo pháp luật dân sự

Theo Điều 4 Luật Phòng chống bạo lực gia đình quy định nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình là “Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật”. Bên cạnh đó, điều 42 của Luật này cũng ghi nhận, người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình… nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.Theo điều 604 Bộ luật dân sự 2015 quy định :

Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Các nguyên tắc bồi thường, xác định thiệt hại được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình, người gây thiệt hại phải bồi thường và người được bồi thường lại là những thành viên trong cùng một gia đình với những mối quan hệ bền chặt về mặt tình nghĩa cũng như là về mặt kinh tế, nên công tác tiến hành việc xử phạt sẽ ít nhiều gặp khó khăn, khúc mắc.

Chồng đánh vợ có thể bị xử lí theo pháp luật hình sự

Nếu hành vi đánh đập vợ của người chồng gây nên hậu quả nặng nề, chủ thể thực hiện hành vi có thể bị xử lí theo pháp luật hình sự về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình. Theo Điều 185 Bộ luật hình sự 2015 thì Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình:

“1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”

Nếu người chồng thực hiện hành vi ngược đãi vợ của mình trong khoảng thời gian mà cô ấy có thai, hoặc người vợ là người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo, thì hình phạt mà anh ta phải chịu lên tới 5 năm tù giam.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Luật sư Trần Đình Thanh

Luật sư Trần Đình Thanh

http://phaptri.vn Luật sư Trần Đình Thanh là tác giả, cố vấn chuyên môn cho các bài viết tư vấn pháp luật tại website phaptri.vn

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.35341 sec| 1014.711 kb