Mới đây, một sự việc đang rất được dư luận quan tâm là kênh youtube của VTV bị đóng vì vi phạm bản quyền. Việc youtube dừng hoạt động của kênh VTV trên youtube được coi là “hồi chuông cảnh tỉnh” cho các tổ chức, cá nhân đang có hành vi vi phạm bản quyền dừng ngay hành vi vi phạm. Đồng thời đây cũng là một sự nhắc nhở với các tổ chức cá nhân đừng “thờ ơ” với việc đăng ký bản quyền tác giả youtube vì đó chính là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ chính quyền lợi của mình
Xoay quanh vấn đề này Luật Everest hướng dẫn mọi người cách thực hiện Đăng ký bản quyền tác phẩm ghi hình (video) để Qúy vị có thể biết cách bảo vệ các tài sản trí tuệ của mình.
Các mạng xã hội đang ngày bùng nổ đặc biệt là youtube đã trở thành một trong những trang web có lượng người truy cập lớn nhất. Youtube cũng ngày càng được nhiều người, nhiều lứa tuổi biết đến và youtube cũng cho chính người dùng kiếm tiền trên nên tảng này;
Việc đầu tư nghiêm túc vào youtube (bao gồm: lên ý tưởng, tự sản xuất video,…) cũng khá là kì công và tốn kém chi phí, thời gian. Thu nhập từ youtube cũng không phải là ít (có những youtuber thu nhập hàng tháng lên đến vài trăm triệu, thậm chí hàng tỉ đồng), nó là mảnh đất màu mỡ và là miếng hời béo bở.
Chính vì vậy có không ít tài khoản lập nên nhưng lại không tự phát triển mà lại chuyên ăn cắp, sao chép lại các video của các kênh khác để làm lợi cho mình, việc này gây ảnh hưởng và tổn thất rất nhiều nhất là đối với youtuber chính thống, nó tạo sự cạnh tranh không lành mạnh…
Chính vì thế Youtube đã có những quy định ngày càng chặt chẽ hơn trong việc bảo vệ bản quyền cho người sử dụng, đơn cử là đã có rất nhiều kênh vi phạm bản quyền đã bị Youtube xóa video và kênh.
Cá nhân, tổ chức tiến hành đăng ký bản quyền tác giả video youtube là việc làm cần thiết, nó chính là việc chủ sở hữu thực hiện các thủ tục cần thiết để bảo hộ quyền của mình đối với các video của mình được đăng tải trên Youtube, đây chính là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ chính quyền lợi của mình.
Việc đăng ký bản quyền tác phẩm ghi hình (video) có thể được thực hiện tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.Tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Hồ sơ đăng ký gồm các tài liệu sau: (i) Tờ khai đăng ký quyền tác giả; (ii) 02 đĩa CD chứa nội dung video cần đăng ký; (iii) Giấy tờ chứng minh tư cách chủ sở hữu; (iv) Giấy ủy quyền; (v) Các loại giấy tờ khác liên quan.
Bước 2: Nộp đơn đến cơ quan có thẩm quyền.
Người nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả là chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền nộp đơn tại Cục Bản quyền tác giả ở Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục (Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng).
Bước 3: Xử lý hồ sơ
Thời gian thực hiện thủ tục: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn.
Trong trường hợp từ chối cấp thì cơ quan quản lý nhà nước phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
Như vậy, để bảo vệ công sức, sự sáng tạo, chất xám của bạn thể hiện trong các video đăng tải trên youtube và để các video của bạn không bị youtube gỡ xuống chỉ vì không chứng minh được mình là chủ sở hữu của các video đó thì hãy tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền tác giả video youtube ngay bây giờ.
Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và bản quyền tác giả nói riêng;
Soạn thảo hồ sơ và nộp đơn đăng bản quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả;
Theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục bản quyền tác giả;
Đại diện cho Qúy khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục bản quyền tác giả về việc đăng ký quyền tác giả;
Trao đổi, cung cấp thông tin cho Qúy khách hàng trong tiến trình đăng ký quyền tác giả;
Luật gia Trần Đức Việt – Phòng sở hữu trí tuệ – Công ty Luật TNHH Everest -Tổng đài (24/7):19006198, sưu tầm, tổng hợp.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm