Đăng ký nhãn hiệu, Một số vấn đền cần biết (Phần 1)

Bởi Trần Thu Thủy - 06/01/2020
view 618
comment-forum-solid 0
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Khi đăng ký bảo hộ và sử dụng nhãn hiệu, doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề sau.

Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành với hình thức đăng ký nhãn hiệu là ghi nhận nhãn hiệu và chủ sở hữu vào sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu. Nhãn hiệu được đăng ký trên cơ sở kết quả xem xét đơn của người nộp đơn, căn cứ vào các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung đơn. đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Ý nghĩa thừa nhận quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với nhãn hiệu.

Đừng nhầm lẫn giữa nhãn hiệu, thương hiệu và tên thương mại.

Hiện nay, vẫn còn rất nhiều người không phân biệt được đâu là nhãn hiệu, thương hiệu và tên thương mại nên việc đăng ký nhiều khi còn bị nhầm lẫn.

Nhãn hiệu: Là "dấu hiệu" dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. "Dấu hiệu" này có thể là chữ cái, từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nhãn hiệu được xem là tài sản hữu hình của doanh nghiệp, phải được đăng ký và do cơ quan chức năng công nhận. Nó được xây dựng trên hệ thống luật pháp quốc gia và được ví như phần “thể xác” của doanh nghiệp.

Thương hiệu: “Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ với dấu hiệu của doanh nghiệp gắn lên bề mặt sản phẩm dịch vụ nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ. Thương hiệu là một tài sản vô hình quan trọng và đối với các doanh nghiệp lớn, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp chiếm một phần đáng kể trong tổng giá trị của doanh nghiệp” (theo Định nghĩa của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO).

Như vậy, theo khái niệm trên thì thương hiệu chính là một tài sản vô hình của doanh nghiệp, đã bao gồm cả nhãn hiệu. Nó được xem là một khái niệm mà người tiêu dùng dành cho một sản phẩm đã có từ rất lâu rồi, do doanh nghiệp xây dựng và được người tiêu dùng chấp nhận và được ví như là phần “linh hồn” của doanh nghiệp. Để đạt được thương hiệu thì ngoài việc đăng ký với cơ quan nhà nước còn phải được cả người tiêu dùng công nhận.

Tên thương mại: Là "tên gọi" của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh trong cùng khu vực và lĩnh vực kinh doanh. Ví dụ: Công ty TNHH dịch vụ Bất động sản ABC …

Những việc “nên” và  “không nên” khi đặt tên nhãn hiệu.

Nên:  Đặt tên nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện sau:

(i) Phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố trên, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

(ii) Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

 (iii) Tên nhãn hiệu phải dễ đọc, dễ viết, dễ phát âm, dễ nhớ và phù hợp với mục đích quảng cáo trên tất cả các phương tiện truyền thông.

Ví dụ: Nhãn hiệu nước uống của Cocacola, Pepsi đã quá nổi tiếng, phổ biến và đã được cấp chứng nhận bảo hộ trên toàn thế giới. Do vậy, nếu nay doanh nghiệp nào đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là Cocacolo, Pepsir thì sẽ không được cấp giấy chứng nhận bảo hộ - vì nhãn hiệu này có thể gây nhầm lẫn là của Cocacola, Pepsi.

Không nên:

Không được đặt tên nhãn hiệu có các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với:

Biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép; (Ví dụ: tên nhãn hiệu không được trùng với huy hiệu của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…)

Tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài. Ví dụ: tên nhãn hiệu không được trùng với các vị anh hùng dân tộc:

Dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

Doanh nghiệp cũng không được đặt tên nhãn hiệu có dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giaá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

- Ngoài ra, nhãn hiệu cũng không được công thức, chữ cái, hình học …hoặc mô tả sản phẩm/dịch vụ, công dụng, tính năng sản phẩm… (Điều 74 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

Cần làm gì trước khi đăng ký nhãn hiệu?

Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp  phải thực hiện việc “Tra cứu nhãn hiệu” một cách chính xác tránh trường hợp nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã đăng ký trước đó.

Ngoài ra, việc tiến hành tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí khi đăng ký và giảm thiểu rủi ro.

Doanh nghiệp có thể trực tiếp tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây:

Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng;

Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá (lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ);

Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu hàng hoá công bố trên mạng Internet tại địa chỉ:

Đối với tra cứu nhãn hiệu quốc gia: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

Đối với tra cứu nhãn hiệu quốc tế: http://www.wipo.int/branddb/en/

Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của một đại diện sở hữu công nghiệp.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.20299 sec| 1010.844 kb