Đăng ký nhãn hiệu, Một số vấn đền cần biết (Phần 2)

Bởi Trần Thu Thủy - 06/01/2020
view 468
comment-forum-solid 0

Sử dụng nhãn hiệu

Doanh nghiệp sau khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu thì có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ 05 năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực.

Ý nghĩa của chữ R, TM, và C với sản phẩm dịch vụ

™ (Trademark): nghĩa là nhãn hiệu. Trademark là những ký hiệu để phân biệt sản phẩm dịch vụ hoặc của chính một công ty này với một công ty khác.

Một nhãn hiệu chưa được đăng ký cũng có thể được doanh nghiệp gắn TM lên đó. Cho nên, nếu có tranh chấp về nhãn hiệu thì cá nhân, tổ chức sử dụng sản phẩm nhãn hiệu TM (™) sẽ không được bảo vệ quyền lợi giống như sản phẩm mang ký hiệu (®).

® (Registered): có ý nghĩa là đã được đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước (nhưng chưa được cấp bản quyền).

© (Copyrighted): nghĩa là bản quyền, đã bao gồm quyền sử dụng và quyền sở hữu đối với một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó. Nghiêm cấm tất cả mọi tổ chức, cá nhân sử dụng một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó nếu chưa được sự đồng ý của người sở hữu.

Khác với Trademark và Registered chỉ sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh, Copyright áp dụng cho tất cả những nơi có sự xuất hiện của sáng tạo, của tác giả, của người tạo ra tác phẩm/ ý tưởng/ thông tin…

Ủy quyền/tái ủy quyền

Ủy quyền:

Chủ đơn có thể tự mình hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Đại diện hợp pháp ở đây có thể là:

Đối với tổ chức Việt Nam, tổ chức nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam:

Trường hợp chủ đơn là cá nhân: người đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền của chủ đơn, tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo uỷ quyền của chủ đơn;

Trường hợp chủ đơn là tổ chức: người đại diện theo pháp luật của chủ đơn hoặc người thuộc tổ chức được người đại diện theo pháp luật của chủ đơn uỷ quyền; tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (theo uỷ quyền của chủ đơn); người đứng đầu văn phòng đại diện hoặc đứng đầu chi nhánh tại Việt Nam (nếu chủ đơn là tổ chức nước ngoài).

Đối với tổ chức nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam: thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (theo ủy quyền của chủ đơn).

Tái uỷ quyền:

Tái uỷ quyền là việc người nhận quyền uỷ quyền lại cho người thứ ba - bên nhận tái uỷ quyền; Việc tái uỷ quyền làm phát sinh quan hệ uỷ quyền thứ cấp giữa bên nhận uỷ quyền với bên nhận tái uỷ quyền, song song tồn tại với quan hệ uỷ quyền giữa chủ đơn với bên nhận uỷ quyền; Có thể tồn tại quan hệ uỷ quyền đa cấp nếu người nhận tái uỷ quyền tiếp tục tái uỷ quyền cho người khác.

Việc tái uỷ quyền có thể được thực hiện nhiều lần, với điều kiện người nhận uỷ quyền và người nhận tái uỷ quyền phải là tổ chức, cá nhân được phép đại diện nêu trên. Việc uỷ quyền cho các chủ thể không được phép đại diện bị coi là vô hiệu, kể cả trường hợp sau đó người được uỷ quyền tái uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân được phép đại diện.

Nội dung giấy ủy quyền

Việc uỷ quyền/tái ủy quyền phải được thể hiện thành văn bản (giấy uỷ quyền) và có nội dung chủ yếu sau:

Tên (họ tên), địa chỉ đầy đủ của bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền

Tên (họ tên), địa chỉ đầy đủ của bên nhận thay thế uỷ quyền hoặc bên nhận tái uỷ quyền (nếu có);

Phạm vi uỷ quyền, khối lượng công việc được uỷ quyền;

Thời hạn uỷ quyền (giấy uỷ quyền không có thời hạn chỉ chấm dứt hiệu lực khi bên uỷ quyền tuyên bố chấm dứt uỷ quyền);

Ngày ký giấy uỷ quyền;

Chữ ký (ghi rõ họ tên, chức vụ và con dấu, nếu có) của người đại diện hợp pháp của bên uỷ quyền (và của bên nhận thay thế uỷ quyền, bên nhận tái uỷ quyền, nếu có).

Thời điểm lập giấy ủy quyền:

Giấy uỷ quyền được lập muộn hơn ngày nộp đơn vẫn được coi là hợp lệ, không ảnh hưởng tới ngày nộp đơn, với điều kiện phải được nộp bổ sung trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nộp đơn; riêng đối với đơn khiếu nại thời hạn nêu trên là 10 ngày.

Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 19006198

Căn cứ xác định sự vi phạm nhãn hiệu

Xét trong cùng một nhóm ngành nghề kinh doanh hoặc kênh tiêu thụ.

Ví dụ: Nước lau sàn Sunlight và bột giặt B là hai sản phẩm khác nhóm kinh doanh. Nếu cũng đặt tên nhãn hiệu sản phẩm B là “Sunlight” thì sẽ không vi phạm gì vì chúng khác lĩnh vực kinh doanh.

Yếu tố màu sắc, trật tự cấu trúc sắp xếp, bố trí các yếu tố trong nhãn hiệu.

Ngữ nghĩa của nhãn hiệu.

Cụ thể, không nên đặt tên một nhãn hiệu mà khi đọc “ngược lại” nghĩa của nó giống như tên một nhãn hiệu đã có trước đó. Ví dụ: trên thị trường đã có sản phẩm Gối "yêu thương" đã được đăng ký bảo hộ rồi thì khi các doanh nghiệp sản xuất Gối khác không được đặt tên nhãn hiệu cho sản phẩm của mình là Gối "thương yêu" nữa. Vì nghĩa của chúng như nhau sẽ gây ra nhầm lẫn cho người tiêu dung; tuy nhiên, trường hợp tên nhãn hiệu hai sản phẩm này nó có khản năng phân biệt với nhau như thiết kế khác nhau thì nó vẫn không vi phạm.

Hoặc dịch nghĩa nhãn hiệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt như: sản phẩm A có tên tiếng Anh là “The Sun” (đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam) thì ở Việt Nam nếu đặt tên sản phẩm cùng nhóm kinh doanh với sản phẩm A mà có tên nhãn hiệu là “Mặt trời” (nghĩa của từ “The sun”) sẽ bị coi là vi phạm.

Phiên âm nhãn hiệu.

Ví dụ: tên nhãn hiệu mà có các ký tự hiển thị cách phát âm, hướng dẫn cách phát âm cho các chữ mượn từ nước ngoài thì sẽ không thuộc đối tượng được bảo hộ nhãn hiệu

Một số lưu ý khác.

Mỗi nhãn hiệu mà doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ sẽ không được bảo hộ cho tất cả các loại sản phẩm, dịch vụ trên thế giới mà chỉ được bảo hộ trong phạm vi vùng đăng ký và ở một số các hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp liệt kê ra (trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu được thừa nhận rộng rãi; các nhãn hiệu này không cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mà chỉ cần làm thủ tục để được công nhận là biết đến rộng rãi thì vẫn được bảo hộ).

Số lượng hàng hóa/dịch vụ trên thực tế luôn nhiều hơn những gì được liệt kê trong bảng phân loại. Nếu doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm chưa có trong bảng phân loại và thực hiện phân nhóm cho hàng hóa đó không chính xác sẽ dẫn đến việc đơn của doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh lại làm kéo dài thời gian đăng ký.

Cho nên, doanh nghiệp khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm thì nên mở rộng mặt hàng và phạm vi đăng ký của mình để tránh trường hợp phải đăng ký bổ sung thêm hoặc tranh chấp không đáng có.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.86451 sec| 1010.336 kb