Đảo nợ ngân hàng là gì? Hành vi đảo nợ có bị pháp luật cấm

Bởi Trần Thu Thủy - 23/10/2020
view 1443
comment-forum-solid 0

Đảo nợ ngân hàng là cách chuyển một khoản vay cũ tại ngân hàng đã đến hạn trả nợ nhưng chưa có tiền trả của một cá nhân hoặc doanh nghiệp thành một khoản vay mới. Khoản vay mới này vay tại chính ngân hàng này hoặc từ ngân hàng khác.

Bài tư vấn pháp luật được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

- Đảo nợ là gì?

Theo Khoản 8 Điều 3 Nghị định số 94/2018/NĐ-CP:

"Đảo nợ là việc thực hiện huy động vốn vay mới để trả trước một phần hoặc toàn bộ khoản nợ cũ".

Còn hiểu một cách đơn giản đảo nợ là việc thực hiện một hợp đồng vay vốn mới, dùng khoản tiền vay mới để trả cho hợp đồng vay cũ. 

- Đảo nợ ngân hàng là gì?

Đảo nợ ngân hàng là cách chuyển một khoản vay cũ tại ngân hàng đã đến hạn trả nợ nhưng chưa có tiền trả của một cá nhân hoặc doanh nghiệp thành một khoản vay mới. Khoản vay mới này vay tại chính ngân hàng này hoặc từ ngân hàng khác.

Bản chất của đảo nợ trong ngân hàng là ngân hàng yêu cầu khách hàng tìm cách trả hết khoản nợ cũ, sau đó vay lại khoản mới, thực chất là tiếp tục khoản nợ cũ.

Những năm qua việc đảo nợ ngân hàng diễn ra khá phổ biến dù Ngân hàng Nhà nước nghiêm cấm việc này. Nhưng do chưa có hành lang pháp lý rõ ràng nên việc này vẫn diễn ra. Nhưng từ 15/3/2017, việc đảo nợ chính thức bị cấm và chỉ có một số trường hợp ngoại lệ được thực hiện.

- Quy định pháp lý về đảo nợ ngân hàng

Thông tư số 39/2016/TT-NHNN đã có quy định cụ thể hơn về đảo nợ, dù không trực tiếp sử dụng cụm từ “đảo nợ”, nhưng về bản chất thì tương tự như cách hiểu về đảo nợ hiện nay. 

Theo đó, tại khoản 5, 6 Điều 8 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định chi tiết về một số nhu cầu vốn không được cho vay nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tế. Cụ thể như sau: 

"Để trả nợ khoản nợ vay tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

"Để trả nợ khoản nợ vay tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:a) Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh; b) Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ; c) Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ”.

Nghị định số 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công đã quy định chính thức về đảo nợ tại khoản 8, Điều 3 như sau: "Đảo nợ là việc thực hiện huy động vốn vay mới để trả trước một phần hoặc toàn bộ khoản nợ cũ"

Luật sư tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

- Đảo nợ ngân hàng có bị pháp luật cấm?

Qua các quy định nêu trên và cụ thể là Thông tư số 39/2016/TT-NHNN có thể thấy việc hoạt động cho vay đảo nợ là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Trừ 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: được vay để trả khoản nợ tại chính tổ chức tín dụng đã cho vay nếu thuộc trường hợp: Khách hàng dùng tiền của khoản vay mới để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Trường hợp 2: được vay để trả khoản nợ tại tổ chức tín dụng khác hoặc nợ nước ngoài khi đáp ứng các điều kiện sau: Khách hàng chỉ được dùng tiền của khoản vay mới để trả nợ trước hạn cho khoản vay thuộc 3 trường hợp sau: (i) Vay phục vụ hoạt động kinh doanh; (ii) Thời hạn cho vay không vượt thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ; (iii) Khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ. 

- Thủ tục đảo nợ ngân hàng

Vì đảo nợ bị cấm nên thủ tục đảo nợ thực chất chính là hồ sơ đáo hạn khoản vay tại ngân hàng để được ngân hàng cho vay khoản mới.

Mỗi ngân hàng và các tổ chức tài chính sẽ có quy định riêng về hồ sơ thủ tục đáo hạn, tuy nhiên sẽ có những giấy tờ cơ bản gồm:

(i) Giấy tờ cá nhân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân còn hiệu lực, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn;

(ii) Hồ sơ vay ngân hàng bản sao;

(iii) Giấy tờ photo công chứng về các tài sản thế chấp như Giấy chứng nhân quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe ô tô,…;

(iv) Khách hàng là chủ doanh nghiệp thì cần có Giấy phép đăng ký kinh doanh, con dấu doanh nghiệp, giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân;

(v) Hợp đồng thế chấp tài sản cho khoản vay;

(vi) Giấy ghi nợ.

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.81951 sec| 1017.953 kb