Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực
Luật gia Nguyễn Thị Mai - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 19006198
Di chúc miệng được lập trong trường hợp: (i) Tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. (ii) Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015: "Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng".
Người làm chứng trong trường hợp này không phải là những người sau đây: (i) Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. (ii) Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc. (iii) Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Như vậy, trường hợp của bạn, bạn có thể yêu cầu 02 cô ý tá có mặt lúc đó ghi chép lại nội dung di chúc mà mẹ bạn để lại, sau đó ra Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc văn phòng công chứng để xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ trong thời hạn 05 ngày.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm