Di chúc là gì? Một bản di chúc thừa kế tài sản hợp pháp phải cần những điều kiện gì? Đây có lẽ là những vấn đề không phải ai cũng hiểu rõ. Hôm nay chúng tôi sẽ thông tin cho bạn những vấn đề liên quan đến di chúc và điều kiện để di chúc thừa kế tài sản hợp pháp.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Chúng ta có thể còn xa lạ với hai từ "di chúc", hoặc chúng ta đã nghe nhiều, đã thấy nhiều nơi nhắc đến, nhưng chúng ta có thật sự hiểu được di chúc là gì?
Dưới góc độ pháp lý, theo Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 thì di chúc là sự thể hiện ý chỉ của một cá nhân nhằm chuyển di sản của mình cho người khác sau khi chết. Tức là một người sẽ lập một bản di chúc và định đoạt phần tài sản mà mình để lại cho người còn sống. Tùy theo ý chí của họ mà phần tài sản được chia bằng nhau hoặc khác nhau giữa các cá nhân có quyền hưởng thừa kế. Vậy điều kiện để cho một bản di chúc thừa kế tài sản hợp pháp là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 643 Bộ luật dân sự 2015 thì trong trường hợp một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực
Trường hợp không để lại di chúc thì phần di sản của người chết để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật theo quy định tại điểm a khoảng 1 Điều 649 Bộ luật dân sự 2015. Căn cứ theo quy định tại Điều 649 Bộ luật dân sự 2015 thì thừa kế theo pháp luật là "thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định". Theo đó, những người có quyền thừa kế tài sản là những người nằm trong hàng thừa kế được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015.
Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định việc xác định hàng thừa kế theo pháp luật như sau:
Hàng thừa kế thứ nhất là những người có quyền hưởng thừa kế trước tiên bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Nến không có hàng thừa kế thứ nhất thì xác định hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Nếu không có hàng thừa kế thứ nhất và thứ hai thì xác định hàng thừa kế thứ ba bao gồm những người sau: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Trong đó, pháp luật cũng quy định rõ những người thừa kế mà cùng hàng thừa kế thì sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Nguyên tắc chia thừa kế theo pháp luật là chia theo hàng thừa kế, do đó, khi hàng thừa kế trước không còn ai có quyền được hưởng di sản thì hàng thừa kế sau mới được quyền hưởng thừa kế.
Như vậy, trường hợp không có di chúc, hoặc di chúc được lập nhưng điều kiện để di chúc thừa kế hợp pháp chưa được đảm bảo mà người để lại di sản chết đi thì có thể xem xét chia thừa kế theo pháp luật.
Muốn lập một bản di chúc thừa kế hợp pháp thì bản di chúc được lập phải có đầy đủ những nội dung sau:
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm