Hôm nay chúng tôi sẽ cho các bạn biến những điều kiện để từ chối nhận thừa kế nếu không muốn thừa kế tái sản. Cùng tìm hiểu những trường hợp nào được từ chối nhận tài sản thừa kế nhé!
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Tài sản thừa kế là tài sản mà người chết để thừa kế lại cho những người còn sống. Tài sản thừa kế có thể là bất động sản hoặc động sản. Tài sản thừa kế thường được chia theo di chúc thừa kế tài sản hợp pháp hoặc chia theo pháp luật nếu trường hợp người chết không lập di chúc. Trường hợp người có quyền thừa kế không muốn thừa kế tài sản thì có thể từ chối thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự. Vậy muốn từ chối thừa kế tài sản thì cần thực hiện những công việc gì và điều kiện để từ chối thừa kế khi không muốn thừa kế tài sản là gì? Dưới đây là những điều mà người không muốn thừa kế tài sản cần lưu ý.
Trường hợp bạn không muốn thừa kế tài sản thì bạn có quyền từ chối thừa kế tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 620 Bộ luật dân sự 2015, trừ những trường hợp những người thừa kế này từ chối nhận thừa kế để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với người khác.
Nếu như người để lại di sản không có nghĩa vụ tài sản với người khác mà chỉ để lại di sản cho những người còn sống. Thì những người này nếu không muốn thừa kế tài sản thì có quyền từ chối thừa kế tài sản do người chết để lại.
Nếu trường hợp người để lại di sản có nghĩa vụ tài sản với người khác và chưa thực hiện xong. Thì người có quyền hưởng thừa kế dù không muốn thừa kế tài sản cũng không được từ chối nhận thừa kế để nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho bên kia.
Cũng trong khoản 2 Điều 620 Bộ luật dân sự 201 quy định việc từ chối nhận thừa kế tài sản phải được lập thành văn bản và gửi đến cho những người có quyền thừa kế tài sản khác, người quản lý tài sản và người được giao nhiệm vụ phân chia tài sản để những người này được biết. Nếu một người muốn từ chối nhận di sản thì phải thể hiện điều này trước thời điểm chia thừa kế.
Khi không muốn thừa kế tài sản thì người từ chối thừa kế tài sản sẽ lập hồ sơ và đem nộp tại tổ chức hành nghề công chứng (có thể chọn phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng), hoặc có thể chứng thực ở UBND cấp xã.
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ thì xử lý như sau:
Công chứng viên sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và giải thích những quyền lợi cũng như nghĩa vụ liên quan đến việc không muốn thừa kế tài sản. Đồng thời đó, công chứng viên cũng kiểm tra dự thảo (nếu đã có trước đó) hoặc soạn dự thảo văn bản từ chối. Sau khi đọc kỹ dự thảo, người yêu cầu công chứng sẽ được công chứng viên hướng dẫn ký vào từng trang của văn bản này.
Người không muốn thừa kế tài sản ký trước mặt người thực hiện, nếu văn bản từ chối đó có từ hai trang trở lên thì phải ký vào từng trang. Nếu người yêu càu chứng thực nộp hồ sơ tại một cửa hoặc một cửa liên thông thì phải ký trước mặt người tiếp nhận hồ sơ.
Người yêu cầu chứng thực không thể ký thì phải điểm chỉ, nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký và không điểm chỉ được thì phải có 02 người làm chứng.
Người được làm chứng phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích cũng như nghĩa vụ liên quan đến giao dịch mà họ đang làm chứng. Người làm chứng sẽ do người yêu cầu chứng thực bố trí. Trường hợp không bố trí được thì sẽ được để nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người khác làm chứng.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì công chứng viên sẽ tiếp nhận, kiểm tra và sau đó thông báo cho người yêu cầu biết những giấy tờ cần bổ sung theo quy định. Trong trường hợp yêu cầu bị từ chối hoặc không thể thực hiện thì công chứng viên sẽ trả lại hồ sơ và giải thích lý do.
Người có trách nhiệm chứng thực hoặc người tiếp nhận hồ sơ ghi lời chứng theo mẫu quy định. Nếu tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa hoặc một cửa liên thông thì người tiếp nhận hồ sơ phải ký vào từng trang văn bản từ chối và ký dưới lời chứng theo mẫu được pháp luật quy định.
Người thực hiện chứng thực có nhiệm vụ ký vào từng trang của văn bản từ chối trong trường hợp hồ sơ không được tiếp nhận ở bộ phận một cửa hoặc một cửa liên thông, ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Những văn bản có từ hai trang trở lên, thì phải đánh số thứ tự từng trang, có chữ ký của người chứng thực và người yêu cầu chứng thực. Số lượng trang sẽ được ghi lại tại trang cuối của văn bản từ chối nhận di sản. Nếu văn bản có hai bản trờ lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Khi đã ký và đóng dấu thì người yêu cầu công chứng trả phí, thù lao công chứng theo quy định của Luật công chứng và nhận lại văn bản.
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm