Dịch vụ pháp lý dành cho doanh nghiệp

Bởi Everest Law Firm - 12/03/2020
view 890
comment-forum-solid 0

Vì sao doanh nghiệp nên thường xuyên sử dụng dịch vụ pháp lý

Nhận diện rủi ro: Mọi giao dịch, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp đều được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật. Thực tế đã cho thấy, những doanh nghiệp phát triển bền vững đều tổ chức và hoạt động phù hợp với các quy luật và pháp luật quy định. Trong khi đó, những doanh nghiệp hoạt động tự phát, không tuân thủ (am hiểu) pháp luật sẽ thường đối mặt với rủi ro, không nhận diện được rủi ro pháp lý trong quá trình hoạt động. Khi xảy ra tranh chấp, dù ít hay nhiều cũng gây cho doanh nghiệp nhiều thiệt hại, chi phí khắc phục, xử lý sự cố thường sẽ cao hơn nhiều lần so với khoản thù lao cho luật sư để đổi lại việc được cung cấp dịch vụ pháp lý thường xuyên, liên tục.

Đảm bảo an toàn, tạo chuyên nghiệp: Để giải quyết sự cố, doanh nghiệp không ít doanh nghiệp cho rằng, mình có thể xử lý được các vấn đề mà không cần thiết phải có sự hỗ trợ từ luật sư, hoặc cố gắng tự xử lý đơn giản chỉ để tiết kiệm chi phí. Thời gian, công sức để giải quyết khiến họ mệt mỏi, không tập trung hoạt động kinh doanh… và một tổn thất lớn không tính được bằng tiền đó là uy tín, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Khi có tranh chấp, hoặc đã xảy ra những thiệt hại nghiêm trọng, doanh nghiệp mới yêu cầu luật sư hỗ trợ. Khi đó, việc trợ giúp về pháp lý đôi khi đã muộn, hiệu quả thấp, hoặc thiệt hại chỉ có thể khắc phục một phần.

Tiết kiệm thời gian, chi phí: Sự hỗ trợ pháp lý của luật sư thường xuyên đối với doanh nghiệp không chỉ ngăn chặn được các rủi ro pháp lý tiềm ẩn, mà còn tiết kiệm thời gian và chi phí, hướng doanh nghiệp đến sự chuyên nghiệp, phát triển bền vững. Nói cách khác, sử dụng dịch vụ pháp lý phù hợp với định hướng phát triển và nguồn lực của doanh nghiệp trong từng giai đoạn, cần được xác định là hoạt động đầu tư cần thiết mà không phải chi phí hay của doanh nghiệp.

Các dịch vụ pháp lý dành cho doanh nghiệp

Luật sư có thể cung cấp dịch vụ pháp lý trong tất cả các lĩnh vực pháp luật. Tuy nhiên, có thể liệt kê 05 (năm) lĩnh vực pháp lý chủ đạo trong doanh nghiệp thường xuyên sử dụng, gồm:

(1) Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp: thành lập (gia nhập thị trường); cơ cấu tổ chức quản lý, tổ chức lại (tái cơ cấu, mua bán-sáp nhập); phương thức đầu tư (công ty mẹ-công ty con, nhóm công ty, tập đoàn); giải thể doanh nghiệp (rời khỏi thị trường);

(2) Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư: đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; thực hiện dự án đầu tư; đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC); các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới;

(3) Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại: mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, trung gian thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác;

(4) Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động: hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, tiền lương-tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, công đoàn, kỷ luật lao động, giải quyết tranh chấp;

(5) Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ: Kiểm toán tài sản trí tuệ, tạo lập tài sản trí tuệ, bảo hộ tài sản trí tuệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, thương mại hóa tài sản trí tuệ;

Phạm vi dịch vụ pháp lý dành cho doanh nghiệp

Dịch vụ pháp lý dành cho doanh nghiệp thực hiện toàn diện trong 04 (bốn) phạm vi, gồm: Tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng, tham gia tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác, cụ thể:

(1) Tư vấn pháp luật: luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp doanh nghiệp soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong 05 (năm) lĩnh vực, gồm: doanh nghiệp, đầu tư, thương mại, lao động, sở hữu trí tuệ.

(2) Đại diện ngoài tố tụng: Luật sư đại diện cho doanh nghiệp để giải quyết các công việc trong phạm vi ủy quyền như: thay mặt, đại diện khách hàng làm việc với cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; tham gia đàm phán, thương lượng, thỏa thuận với bên thứ ba...

(3) Tham gia tố tụng: Luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…) trong các vụ, việc kinh doanh, thương mại.

(4) Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật về luật sư: giúp đỡ doanh nghiệp thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.

Công việc khi Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý

(1) Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan tư vấn, trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung điều lệ của doanh nghiệp; xây dựng và ban hành nội quy, quy chế của doanh nghiệp.

(2) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các loại mẫu hợp đồng; có ý kiến về mặt pháp lý và thẩm định dự thảo hợp đồng do các bộ phận khác của doanh nghiệp soạn thảo trước khi trình ký; tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng.

(3) Chủ trì hoặc phối hợp với các tổ chức đoàn thể của doanh nghiệp phổ biến, giáo dục pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp cho người lao động.

(4) Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan giúp người quản lý theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp; tổng kết, đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động trong doanh nghiệp.

(5) Tư vấn hoặc tham mưu việc thuê các đơn vị tư vấn khác đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá rủi ro môi trường đầu tư, kinh doanh đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp ra nước ngoài; có ý kiến về mặt pháp lý đối với các quyết định về tổ chức, quản lý của doanh nghiệp

(6) Chủ trì hoặc phối hợp với các bộ phận liên quan giúp doanh nghiệp tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và của người lao động; tham gia tố tụng với tư cách người đại diện theo ủy quyền của người quản lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

(7) Thực hiện các nhiệm vụ khác do doanh nghiệp giao.

Đối tượng doanh nghiệp phù hợp sử dụng dịch vụ pháp lý

Các doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up), doanh nghiệp nhỏ và vừa (trong nước và ngoài nước) là đối tượng khách hàng phù hợp sử dụng dịch vụ pháp lý của Công ty Luật TNHH Everest.

Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Lý do khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý của Công ty Luật TNHH Everest

(1) Với đội ngũ hơn 50 luật sư, chuyên gia, chuyên viên pháp lý có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực: doanh nghiệp, đầu tư, thương mại, lao động, sở hữu trí tuệ,… và nhiều lĩnh vực khác chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng xử lý những vụ việc phức tạp, trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

(2) Chúng tôi thiết kế các gói dịch vụ pháp lý phù hợp cho từng doanh nghiệp, được thực hiện trên 03 (ba) cấp độ tư vấn: Thư ký pháp lý, Trợ lý pháp lý và Luật sư. Sử dụng theo từng cấp độ tư vấn giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề toàn diện từ cơ bản đến phức tạp, như: Rà soát hồ sơ, cung cấp biểu mẫu, thiết lập quy trình, hỗ trợ hoạt động quản trị, giải quyết tranh chấp…Đồng thời, giảm thiểu chi phí, thời gian và tăng mức độ chuyên nghiệp.

(3) Với mạng lưới chi nhánh tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Ninh và hệ thống đối tác và đại lý tại nhiều địa phương tại Việt Nam, khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận và lựa chọn sử dụng nhiều dịch vụ của chúng tôi.

(4) Với việc áp dụng công nghệ thông tin, xây dựng quy trình chuyên nghiệp, xây dựng các gói dịch vụ pháp lý đa dạng, chúng tôi có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng có nhu cầu khác nhau. Công ty Luật TNHH Everest cam kết: cung cấp dịch vụ pháp lý có chất lượng tốt, thời gian nhanh, chi phí hợp lý.

Phí dịch vụ pháp lý dành cho doanh nghiệp?

(1) Phí (hay còn gọi là thù lao) được tính dựa trên các căn cứ: (i) nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; (ii) thời gian, công sức của luật sư để thực hiện dịch vụ; (iii) kinh nghiệm và uy tín của luật sư.

(2) Thù lao của luật sư được tính theo phương thức cơ bản là thời gian làm việc của luật sư. Ngoài ra, thù lao của luật sư có thể tính theo 03 phương thức khác: (i) vụ việc với mức thù lao trọn gói; (ii) vụ việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án; (iii) hợp đồng với thù lao cố định.

(3) Công ty Luật TNHH Everest xây dựng nhiều gói dịch vụ phù hợp nhu cầu, năng lực tài chính của khách hàng. Đối với những doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) sử dụng dịch vụ pháp lý thường xuyên, chúng tôi áp dụng gói dịch vụ thường xuyên tiết kiệm (Eco-law) chỉ từ 3.000.000 đồng/tháng; Khách hàng sử dụng dịch vụ theo vụ, việc cụ thể có thể yêu cầu sự hỗ trợ pháp lý với mức phí từ 480.000 đồng/giờ làm việc. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các gói dịch vụ và phí dịch vụ.

Liên hệ với Công ty Luật TNHH Everest

  • Trụ sở: Tầng 04, Tòa nhà Time, 35 đường Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân, Hà Nội;
  • Chi nhánh Hà Nội: Nhà 06-TTA, khu 319 – HC Golden City, phố Hồng Tiến, quận Long Biên, Hà Nội;
  • Chi nhánh Quảng Ninh: Số 19-A1 khu tái định cư xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh;
  • Điện thoại: 024-66 527 527; Tổng đài tư vấn: 1900 6198; Email: info@everest.org.vn.

    .

Xem thêm:

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.90612 sec| 1045.844 kb