Bảo vệ giá trị tài sản trí tuệ của doanh nghiệp

Bởi Phạm Nhật Thăng - 30/12/2019
view 963
comment-forum-solid 0
Có rất nhiều ví dụ về các doanh nghiệp đã làm tăng giá trị thị trường của mình chỉ sau một đêm nhờ nhận được những bằng độc quyền sáng chế cấp cho các công nghệ quan trọng. Tương tự, bằng cách tạo thói quen phát triển và xây dựng các tài sản trí tuệ, cũng như sử dụng những tài sản đó một cách có chiến lược, doanh nghiệp có thể nâng cao doanh thu và giá trị thị trường của mình.

1- Giá trị tài sản sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp

Trước đây, doanh nghiệp chỉ tập trung đầu tư vào thiết bị, tiếp thị và nghiên cứu phát triển sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, cải thiện mạnh mẽ tình hình kinh doanh. Ngày nay, việc có được quyền sở hữu trí tuệ cũng có thể mang lại hiệu quả tương tự cho doanh nghiệp. Thị trường sẽ định giá doanh nghiệp trên cơ sở những tài sản hiện có của doanh nghiệp, tình hình kinh doanh hiện tại và kỳ vọng về lợi nhuận trong tương lai.

Trong đó, kỳ vọng về lợi nhuận trong tương lai có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi việc sở hữu các bằng độc quyền sáng chế quan trọng. Có rất nhiều ví dụ về các doanh nghiệp đã làm tăng giá trị thị trường của mình chỉ sau một đêm nhờ nhận được những bằng độc quyền sáng chế cấp cho các công nghệ quan trọng. Tương tự, bằng cách tạo thói quen phát triển và xây dựng các tài sản trí tuệ, cũng như sử dụng những tài sản đó một cách có chiến lược, doanh nghiệp có thể nâng cao doanh thu và giá trị thị trường của mình.

Do vậy, việc đầu tư xây dựng hồ sơ quản lý sở hữu trí tuệ là một biện pháp bảo về trước các đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Đồng thời cũng là biện pháp nâng cao giá trị doanh nghiệp. 

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest.

2- Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp

Trên thế giới hiện nay, các hành vi vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ đang ngày càng trở nên tinh vi hơn và với quy mô ngày càng lớn hơn cả về số vụ cũng như số tiền bồi thường giữa các bên có liên quan. Việc giải quyết các vụ kiện liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ thường mang đến kết quả là sự hòa giải.

Tại Việt Nam, hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể được phát hiện ngay cả khi các đối tượng được bảo vệ mới chỉ hoàn thành khâu nộp đơn đăng ký xác lập quyền hoặc trong thời điểm các văn bằng bảo hộ này vẫn đang còn thời hạn bảo hộ. Tuy nhiên, cách thức mà các chủ thể quyền thực hiện nhằm bảo vệ “đứa con tinh thần” của mình trước những sự xâm phạm có chủ đích này lại chủ yếu là trực tiếp yêu cầu phía vi phạm hoặc chọn giải pháp khác là khởi kiện mà vẫn chưa mang lại hiệu quả cao trên thực tế.

Mặc dù pháp luật về sở hữu trí tuệ có quy định việc Nhà nước có trách nhiệm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể quyền và việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là hành vi vi phạm pháp luật, thế nhưng để nâng cao được tính hiệu quả của quyền này cần phải có sự chủ động hơn nữa, từ chính chủ thể quyền. Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam có quy định một số biện pháp để các chủ thể linh hoạt trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó, biện pháp bảo vệ do chính chủ thể quyền sở hữu trí tuệ được quy định trong quyền tự bảo vệ tại Điều 198 luật sở hữu trí tuệ.

Khi thực hiện quyền tự bảo vệ, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng nhiều một hoặc kết hợp các biện pháp tự bảo vệ sau:

- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; +) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Có thể nói trước các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay, các chủ thể quyền cần lựa chọn và có sự chủ động trong cách thức giải quyết nhằm mang lại hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp của mình.

Cơ chế tự triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ đã được pháp luật thừa nhận nhưng cần có sự áp dụng linh hoạt đối với mỗi trường hợp cụ thể mới đem lại hiệu quả cao trong một thời gian ngắn nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra cho doanh nghiệp.

Và cũng cần phải thay đổi một cách nhìn về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đó là sự phối hợp tương thích giữa biện pháp thực thi pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với sự đấu tranh không khoan nhượng, mạnh mẽ từ chính các chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ.

Xem thêm: Dịch vụ Phòng pháp chế thuê ngoài (Luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Bảo vệ giá trị tài sản trí tuệ của doanh nghiệp được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Bảo vệ giá trị tài sản trí tuệ của doanh nghiệp có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư  vấn, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.22239 sec| 1016.727 kb