Nội dung bài viết [Ẩn]
Tranh chấp đất đai là tranh chấp khá phức tạp, kéo dài và có nhiều trường hợp xảy ra. Bài viết dưới đây sẽ nêu lên một số trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai thường xảy ra. Mời bạn đọc cũng tìm hiểu.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Thị Ngân – Công ty Luật TNHH Luật Everest-Tổng đài pháp luật: 19006198
Việc giải quyết tranh chấp đất đai cần được tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản như sau:
(i) Thứ nhất, luôn đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.
(ii) Thứ hai, bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích tự hòa giải trong nội bộ nhân dân.
(iii) Thứ ba, việc giải quyết nhằm mục đích ổn định kinh tế, xã hội, gắn với phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, tạo điều kiện cho lao động có việc làm, phù hợp với đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương.
Tìm hiểu thêm bài viết Phương thức giải quyết tranh chấp đất đai
Hiện nay, tất cả các trường hợp tranh chấp đất đai thì Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 khi các bên không hòa giải được hoặc không hòa giải tại thôn, xóm…thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất để yêu cầu hòa giải.
Lưu ý: Hòa giải tại UBND cấp xã là thủ tục bắt buộc. Nếu không qua hòa giải tại UBND cấp xã mà gửi đơn yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa thì sẽ bị trả lại đơn.
(i) Thời hạn hòa giải tại UBND cấp xã: Không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.
Theo khoản 4 Điều 202 Luật Đất đai, việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ kỹ của các bên tranh chấp và có xác nhận là hòa giải thành hoặc không thành của UBND cấp xã.
Biên bản hòa giải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã.
(ii) Hòa giải tranh chấp đất đai ở UBND cấp xã sẽ xảy tra 1 trong 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Hòa giải thành (kết thúc tranh chấp đất đai)
Trường hợp 2: Hòa giải không thành
Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
Như vậy, trong trường hợp các bên tranh chấp có Sổ đỏ hoặc một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất…nếu muốn giải quyết tranh chấp thì chỉ có sự lựa chọn duy nhất là phải khởi kiện tại Tòa án.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đất đai, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện, gồm:
(i) Đơn khởi kiện theo mẫu.
(ii) Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: Sổ đỏ hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100.
(iii) Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.
(iv) Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu; chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước nhân dân.
(v) Các giấy tờ chứng minh khác (Tùy theo yêu cầu khởi kiện của bên khởi kiện - vì theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, ai khởi kiện vấn đề gì thì phải có tài liệu, chứng cứ, chứng minh cho chính yêu cầu khởi kiện đó của mình).
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đất đai, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
(i) Nơi nộp: Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp.
(ii) Hình thức nộp: Nộp bằng 1 trong 3 hình thức sau (khoản 1 Điều 90 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đất đai, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
(i) Nếu hồ sơ chưa đủ mà đúng thẩm quyền của Tòa án thì Tòa án yêu cầu bổ sung.
(ii) Nếu hồ sơ đủ:
Lưu ý:
(i) Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo, người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí và nộp lại biên lai cho Tòa án
(ii) Trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán sẽ thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Tại khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định về giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp đương sự không có Sổ đỏ. Theo đó, bạn có thể lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp có thẩm quyền hoặc Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Tuy nhiên, cần lưu ý do tranh chấp của bạn liên quan đến việc xác định người có quyền sử dụng đất nên trước khi yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND hoặc khởi kiện tại Tòa án, bạn bắt buộc phải thông qua hòa giải tại UBND cấp xã.
Theo khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc giải quyết thông qua hòa giải ở cơ sở.
Trường hợp tranh chấp đất đai mà các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để hòa giải (gọi chung là cấp xã) theo quy định tại khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013,
Lưu ý: Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì không bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã.
Căn cứ khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013, nếu hòa giải tại UBND cấp xã không thành mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định sau:
Hình thức 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền.
Nếu các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND thì thực hiện như sau:
(i) Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
(ii) Tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Hình thức 2: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Tóm lại, đối với trường hợp của bạn, để giải quyết tranh chấp đất đai không có Sổ đỏ thì trước tiên các bên cần tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã.
Trường hợp hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành, bạn lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tại UBND cấp huyện (do tranh chấp giữa các hộ gia đình) hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.
Xem thêm: Mẫu đơn giải quyết tranh chấp đất đai
Khi nào áp dụng hình thức giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường hành chính?
Căn cứ khoản 2 Điều 203 Luật đất đai năm 2013, hình thức này được áp dụng đối với trường hợp khi các bên hoà giải không thành tại UBND cấp xã và không có giấy chứng nhận hoặc không có các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật này thì được lựa chọn một trong hai hình thức để giải quyết tranh chấp, đó là:
(i) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;
(ii) Khởi kiện tại Tòa án.
Thẩm quyền giải quyết (quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật đất đai năm 2013
(i) Đối với tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư: Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án;
(ii) Đối với tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án;
Theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013, như sau:
(i) Các bên tự hòa giải.
(ii) Trong trường hợp không thể tự hòa giải, các bên có thể gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản để hòa giải.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã, tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức xã hội khác tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình. Việc hòa giải tranh này được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã, được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
(iii) Căn cứ vào kết quả hòa giải
Trường hợp 1: Hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp 2: Hòa giải không thành, mà các bên đều có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì tranh chấp sẽ được giải quyết bằng cách đưa ra Tòa án nhân dân theo khoản 1 điều 203 Luật đất đai 2013: “Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết”
Việc khởi kiện để giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.
Giả sử trong trường hợp, cả hai hộ gia đình đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên cơ sở đó, khi có tranh chấp có thể căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 2 nhà để xác định phần ranh giới như hiện tại là có đúng không.
Từ quy định trên, có thể thấy nhà nước luôn khuyến khích các bên thực hiện việc tự hòa giải hoặc hòa giải tại cơ sở trước, sau đó nếu không có đạt được kết quả như mong muốn thì mới tiến hành thủ tục hòa giải theo quy định của luật. Cuối cùng, nếu hòa giải không thành các bên mới khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp.
Tranh chấp đất đai không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (không có sổ đỏ, các giấy tờ về quyền sử dụng đất) là dạng tranh chấp đất đai rất phổ biến. Tranh chấp đất đai không có giấy tờ giải quyết theo quy định của pháp luật đất đai như thế nào? Với dịch vụ chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ tư vấn giải đáp và sẵn sàng hỗ trợ cho khách hàng về vấn đề này.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 thì tranh chấp đất đai mà đương sự không có Sổ đỏ hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
(i) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền cụ thể:
(ii) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự
Toàn bộ những thông tin khác liên quan, xem thêm: Những thông tin cần biết khi giải quyết tranh chấp đất đai
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm