Giao dịch dân sự là gì? Các hình thức giao dịch dân sự?

Bởi Trần Thu Thủy - 05/05/2020
view 488
comment-forum-solid 0

Giao dịch dân sự là gì? Các hình thức giao dịch dân sự? Thế nào là một giao dịch dân sự hợp pháp theo quy định của Bộ luật dân sự?

Giao dịch dân sự là gì?

Theo Điều 116 Bộ luật dân sự 2015: Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Giao dịch dân sự là hoạt động phổ biến giữa người với người nhằm đạt được mục đích mình mong muốn trong nội dung cụ thể của giao dịch, những giao dịch này thường mang trong mình sự thống nhất của chủ thể hai bên song song đó là hình thành trên cơ sở pháp lý đã được pháp luật hiện hành quy định cụ thể. Chủ thể khi tham gia vào giao dịch dân sự sẽ được cụ thể hóa trên cơ sở pháp lý là hợp đồng hoặc các hành vi pháp lý làm phát sinh hệ quả pháp lý liên quan. Trong từng trường hợp cụ thể của giao dịch làm phát sinh, chấm dứt quan hệ dân sự, chuyển giao quyền và tài sản của chủ thể tham gia vào giao dịch sẽ chọn hình thức thực hiện xác lập giao dịch dân sự giữa các bên phù hợp nhất và đúng theo quy định của pháp luật.

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

Trong khi thực hiện cũng như xác lập giao dịch cần có sự đồng ý của các bên chủ thể tham gia một cách tự nguyện không ép buộc, lôi kéo…. Những vấn đề đó là một trong nhiều cơ sở pháp lý để xác lập giao dịch có đúng pháp luật và có hiệu lực. Các điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 chủ thể tham gia vào giao dịch phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch của mình; mục đích và nội dung của giao dịch không được trái với pháp luật hiện hành quy định và đúng chuẩn mực đạo đức xã hội; chủ thể tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện không ép buộc và phải thống nhất ý chí với bên tham gia nếu có; hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật.

Hành vi pháp lý đơn phương được các bên chủ thể thể hiện mong muốn của bản thân mình trong nội dung giao dịch tác động trực tiếp đến chủ thể khác( ví dụ như: bố mẹ lập di chúc để lại tài sản cho con cái……).Tuy nhiên trong trường hợp này chủ thể còn lại của giao dịch cũng có thể tham gia hoặc không tham gia vào giao dịch dân sự tùy thuộc vào những trường hợp xác lập giao dịch cụ thể và chủ yếu do bên yêu cầu xác lập giao dịch đơn phương quyết định.

Tuy nhiên không phải giao dịch dân sự nào cũng có hiệu lực và bị pháp luật coi là vô hiệu nếu không có những điều kiện có hiệu lực được quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 vừa nêu trên, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác liên quan.

Hình thức của giao dịch dân sự

 Tùy theo mỗi giao dịch, tính đặc thù và sự thống nhất của các chủ thể tham gia để lựa chọn hình thức xác lập giao dịch khác nhau phù hợp tính khách quan, chủ quan, không gian, thời gian và đúng với quy định của pháp luật.

Xem thêm: https://www.facebook.com/luatsucongluan/

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198

Giao dịch dân sự thông qua lời nói

Là hình thức xác lập giao dịch diễn ra tương đối thông dụng trong cuộc sống ngày của con người. Nó được thực hiện trên cơ sự tin tưởng lẫn nhau giữa các chủ thể tham gia vào giao dịch mà nội dung của giao dịch thường có giá trị nhỏ chỉ cần hai bên đồng ý xác lập giao dịch thì giao dịch đó có hiệu lực. Tuy nhiên hình thức này có hiệu lực rất thấp nên khi xảy ra tranh chấp giữa các bên thực hiện giao dịch, đưa ra cơ quan có chức năng giải quyết như ra tòa thì sẽ rất khó chứng minh được nội dung mà mình đã giao dịch cũng như các quyền và nghĩa vụ cần thực hiện khi giao dịch đã có hiệu lực nếu bên kia phủ nhận.

Giao dịch dân sự thông qua văn bản

Là hình thức xác lập giao dịch cụ thể bằng văn bản hay còn được gọi là hợp đồng giao dịch. Trong đó, nội dung của văn bản thông thường thể hiện mong muốn của hai bên tham gia vào giao dịch sau khi đã thống nhất và có hiệu lực ngay sau khi hai bên chủ thể ký kết. Hình thức này mang tính chất pháp lý cao, nếu trong trường hợp xảy ra tranh chấp đưa ra pháp luật hay cơ quan có thẩm quyền để giải quyết thì bản hợp đồng giao dịch giữa hai bên sẽ là chứng cứ cụ thể để pháp luật dựa vào đó mà pháp xét đưa ra quyết định cho hai bên. Vì thế đối với những giao dịch có nội dung nhạy cảm cũng như có giá trị lớn mang ra giao dịch thì nên sử dụng hình thức này.

Trong một số trường hợp mà pháp luật quy định cụ thể hình thức thực hiện giao dịch thông qua văn bản và có cơ quan nhà nước xác thực thì các bên sẽ thực hiện và làm theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để không bị vướng mắc trong quá trình ký kết cũng như thực hiện giao dịch. Trong trường hợp này thì nội dung của giao dịch thường mang tính chất phức tạp, liên quan đến nhà nước, tài sản do nhà nước quản lý và chi phối hoạt động nên pháp luật dân sự đã quy định hình thức cụ thể để xác lập giao dịch qua đó thể hiện được tính pháp lý cao nhất nhằm thể hiện minh bạch và rõ ràng nhất, tránh xảy ra tranh chấp một cách tối đa trong khi thực hiện các điều khoản của hợp đồng. Ví dụ như hợp đồng tặng cho động sản khoản 1 điều 458 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng tặng cho bất động sản khoản 1 điều 459 Bộ luật dân sự 2015.

Thông qua hình thức để kí hiệu hay hành động cụ thể

Giao dịch dân sự thông qua hình thức để kí hiệu hay hành động cụ thể miễn là trong đó có chứa nội dung mà giữa các bên tham gia hiểu và mong muốn thực hiện.

Xem thêm: Giao dịch dân sự vô hiệu dẫn đến hậu quả gì?

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  • Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  • Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.21088 sec| 1010.617 kb