Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm - những lưu ý quan trọng

Bởi Trần Thu Thủy - 13/02/2020
view 4315
comment-forum-solid 0

1- Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm:

Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thường được gọi là giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm hay giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm (gọi tắt là Giấy chứng nhận) là: chứng nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.

Luật an toàn thực phẩm quy định: các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động.

2- Những trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

Pháp luật quy định 11 (mười một) trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, gồm: (i) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; (ii) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cụ thể; (iii) Sơ chế nhỏ lẻ; (iv) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; (v) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn; (vi) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm. (vii) Nhà hàng trong khách sạn; (viii) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm; (ix) Kinh doanh thức ăn đường phố; (xi) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

 3- Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Pháp luật quy định 03 (ba) cơ quan quản lý về thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

Bộ Y tế

Bộ Y tế có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận VSATTP đối với các sản phẩm với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được phân công, trong đó:

Cục An toàn thực phẩm quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh:

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
  • Phụ gia thực phẩm hỗ hợp có công dụng mới;
  • Phụ gia thực phẩm không thuốc danh mục chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ y tế quy định;

Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh:

  • Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm;
  • Các vi chất bổ sung vào thực phẩm;
  • Phụ gia thực phẩm, hương liệu,chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
  • Kinh doanh dịch vụ ăn uống ( cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng, căng tin, bếp ăn tập thể)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Nông Nghiệp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vsattp đối với các sản phẩm như:

  • Ngũ cốc;
  • Thịt và các sản phẩm từ thịt;
  • Thủy sản và các sản phầm từ thủy sản;
  • Rau, củ , quả và các sản phẩm từ rau, củ, quả;
  • Trứng và các sản phẩm từ trứng;
  • Sữa tươi nguyên liệu;
  • Mật ong và các sản phẩm từ mật ong;
  • Sản phẩm biến đổi gen;
  • Muối, gia vị, đường;
  • Chè, cà phê, ca cao, hạt tiêu, điều và các nông sản thực phẩm;
  • Dụng cụ, vật dụng bao goi svaf đứng đựng thực phẩm.

 Bộ Công thương

 Các loại thực phẩm kể trên thuộc lĩnh vực phân công quản lý, trong đó:

  • Sở Nông nghiệp cấp giấy chứng nhận ATTP cho: các cơ sở sản xuấ, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm đa ngành (từ 2 ngành trở lên) có giấy đăng ký kinh doanh.
  • Cục Thú y cấp giấy chứng nhận ATTP cho: Các cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung do trung ương quản lý, cơ sở sản xuất giống thủy sản quốc gia, cơ sở nuôi đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh thủy sản, khi cách ly kiểm dịch động vật thuy sản xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Chi cục Thú y cấp giấy chứng nhận ATTP cho: Cơ sở kinh doanh, sản xuất các mặt hàng thịt gia cầm gia súc tươi sống, mật ong.
  • Chi cục Bảo Vệ Thực vật cấp giấy chứng nhận ATTP cho: Các cơ sở sản xuất kinh doanh rau quả, chè các loại.
  • Chi cục QLCL và BVNL Thủy sản cấp giấy chứng nhận ATTP cho: Quản lý các cơ sở kinh doanh sản xuất các nguyên liệu, sản phẩm thủy hải sản các loại.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198

4- Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận thông thường, sẽ bao gồm: (i) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; (ii) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; (iii) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; (iv) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp; (v) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

5- Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

6- Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

Luật quy định từng điều kiện cụ thể đối với từng mục đích sản xuất, kinh doanh của cơ sở cấp Giấy chứng nhận. Trong đó có: sản xuất, kinh doanh thực phẩm; sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống; sơ chế, chế biến thực phẩm, kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến; kinh doanh dịch vụ ăn uống; kinh doanh thức ăn đường phố.

Một số điều kiện chung mà cơ sở sản xuất, kinh doanh phải đảm bảo khi cấp Giấy chứng nhận, bao gồm: (i) Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác; (ii) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm; (iii) Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; (iv) có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại; (v) Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. (vi) Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;…

7- Lý do phổ biến bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

Việc cơ sở yêu cầu cấp Giấy chứng nhận bị từ chối nếu: (i) hồ sơ yêu cầu cấp Giấy chứng nhận không hợp lệ (do thiếu thành phần hồ sơ, hoặc sai thông tin trong hồ sơ, nộp sai cơ quan có thẩm quyền,…); (ii) cơ sở sản xuất, kinh doanh không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Thông thường, nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ sở sản xuất kinh doanh chỉ cần bổ sung hồ sơ theo hướng dẫn của Bộ phận tiếp nhận hồ sơ. Tuy nhiên, nếu cơ sở sản xuất kinh doanh không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì hoặc sẽ bị trả lại hồ sơ hoặc buộc cơ sở phải cải thiện, cải tạo cơ sở sao cho đạt chuẩn.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198

8- Thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm:

Thông thường, tùy thuộc vào lĩnh vực quản lý, cơ quan quản lý có trách nhiệm trong việc thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc quản lý của mình.

Trong các trường hợp cụ thể, việc thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm có sự phối hợp giữa các bộ, ngành và các lực lượng khác. Đặc biệt, trong một số trường hợp, Bộ Y tế có quyền được thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý của Bộ khác (kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra chéo, liên ngành…)

 9- Đăng ký cấp Giấy chứng nhận Online:

Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội quản lý thông qua dịch vụ công trực tuyến. Cơ sở (sau khi đăng ký tài khoản trên trang web: http://dvc.hanoi.vfa.gov.vn) nộp 01 bộ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, Đoàn kiểm tra sẽ xuống kiểm tra cơ sở. Nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, sẽ trả Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu cơ sở không đủ điều kiện, hoặc sẽ trả lại hồ sơ hoặc buộc cơ sở phải cải thiện, cải tạo cơ sở theo quy định của pháp luật.

10- Dịch vụ tư vấn và đại diện xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm:

Liên hệ công ty Luật TNHH Everest để được tư vấn chi tiết:

  1. Trụ sở: Tầng 04 Tòa nhà Times, 35 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội.
  2. Chi nhánh Hà Nội: Tầng 02, Tòa nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội.
  3. Chi nhánh Quảng Ninh: Khu tái định cư xã Đoàn Kết, Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
  4. Chi nhánh Hồ Chí Minh: Tầng 04 Khu B, Tòa nhà Indochina Park, Số 04 Nguyễn Đình Chiểu, Q1, HCM.
  5. Điện thoại: 024-66 527 527 – Tổng đài tư vấn: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.20034 sec| 1031.406 kb