Hòa giải dân sự? Chú ý?

Bởi Nguyễn Hồng Thúy - 08/04/2022
view 88
comment-forum-solid 0

Hòa giải là hình thức giải quyết vấn đề dân sự nhanh và đơn giản nhất, không mất nhiều chi phí cho đương sự và nhà nước, tiết kiệm thời gian cho công đoạn xét xử đưa đơn lên tòa. Hiện nay, nếu những trường hợp dân sự đơn giản thì luật sự và đương sự đa phần nên sử dụng hòa giải nếu như đôi bên thuận tình đồng ý.

Hòa giải ta hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của đôi bên và có cơ quan hoặc người thứ ba làm trung gian để hỗ trợ giảng hòa, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp để tránh những tình huống tranh chấp phát sinh.

Bài viết được thực hiện bởi: Trần Hồng Sơn – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

NGUYÊN TẮC TRONG HÒA GIẢI DÂN SỰ

Trong quá trình hòa giải phải tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận giữa đôi bên, không được có bất kỳ hình thức vũ lực, lời nói đe dọa bắt buộc đối phương phải thỏa thuận dù không ý chí của họ không tình nguyện. Khi thỏa thuận thì nội dung giữa các bên không được vi phạm điều cấm và trái đạo đức mà pháp luật quy định.

Trường hợp sẽ không được hòa giải là yêu cầu bồi thường vớ vẩn khi làm thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, hay những thỏa thuận dân sự phạm vào điều cấm, trái đạo đức xã hội.

Trường hợp không thể tiến hành hòa giải nếu đương sự một bên còn lại khi tòa triệu tập thì vắng mặt, hoặc không thể tham gia vì lý do cá nhân chính đáng. Đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự. Thỏa thuận không có sự đồng tình của một bên còn lại.

THẨM QUYỀN THÀNH PHẦN THAM GIA PHIÊN HÒA GIẢI

Dù hòa giải là việc tự thương lượng đàm phán giữa các đương sự nhưng để đảm bảo tính đúng đắn trong pháp luật thì vẫn cần có sự can thiệp của tòa án công nhận bằng quyết định thì mới có giá trị mang tính bắt buộc để các đương sự chấp hành chuẩn chỉ nhất.

Tại Điều 209 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thanh phần tham gia phiên hòa giải:

  • Thẩm phán chủ trì.
  • Thư ký toà án.
  • Các đương sự cần hòa giải.
  • Người đại diện của tổ chức ( nếu có ).
  • Luật sư hoặc người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự.
  • Người phiên dịch ( nếu có ).

Trình tự thủ tục trong phiên hòa giải

Trước khi phiên họp hòa giải bắt đầu, thư ký báo cáo cho thẩm phán những đương sự vắng mặt và có mặt tại phiên họp, sau đó là việc kiểm tra và báo cáo chứng cứ, thẩm phán công bố những tài liệu liên quan đến vụ án và đặt một số câu hỏi cho đương sự về chứng cứ, tình huống phát sinh, những thỏa thuận đã được trước đó và những mâu thuẫn còn tồn tại mong muốn tòa giải quyết. Thẩm phán kiểm tra xét thấy ý kiến và giải quyết các yêu cầu vấn đề của đương sự đưa ra, thông báo kết quả phiên họp.

Trong thời gian diễn ra quá trình này, thẩm phán nên kiểm tra xét duyệt kĩ từng chi tiết nội dung mẫu thuẫn xem có hợp lí hay chưa và chứng cứ tài liệu đưa ra đã phù hợp đúng theo quy định của pháp luật không. Nên khuyến khích bên đương sự có người bảo vệ pháp lí cho họ ( luật sự ), để phản tố và đưa ra những ý kiến có căn cứ bảo vệ đương sự như vậy đảm bảo được tính chặt chẽ và thỏa thuận hòa giải cũng tiến hành dễ dàng hơn cho đương sự.

KẾT QUẢ KHI TIẾN HÀNH PHƯƠNG THỨC HÒA GIẢI DÂN SỰ

Sau 07 ngày, nếu lập biên bản hòa giải mà không có ai phản đối về thoả thuận trong biên bản đó thì thẩm phân đưa ra quyết định công nhận sự thỏa thuận đã được sự chấp thuận đồng tinh của tất cả đương sự.

Khi ra quyết định công nhận thỏa thuận, trong 05 ngày tòa sẽ gửi biên bản quyết định đo cho đôi bên đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

Trường hợp, nếu đương sự không thỏa thuận được với nhau thì tòa sẽ phải lập biên bản hòa giải không thành công và tiến hanh các thủ tục tiếp theo để giải quyết vụ án đưa ra xét xử.

Xem thêm: Cho thuê đấtđơn tố cáoviết đơn tố cáochế độ bảo hiểm thời covidchế độ nghỉ bù.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.17822 sec| 1005.109 kb