Nhận con nuôi đích danh đã không còn quá xa lạ với những người định cư ở nước ngoài. Những thủ tục nhận con nuôi đích danh như thế nào thì không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu về vấn đề này ở bài viết dưới đây nhé!
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Khoản 1,2,3,5 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định cũng như giải thích các khái niệm chung về con nuôi, cha mẹ nuôi, con nuôi và con nuôi có yếu tố nước ngoài như sau:
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được hiểu là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, giữa những người nước ngoài với nhau nhưng thường trú tại Việt Nam hoặc giữa công dân Việt nam với với nhau nhưng một bên định cư ở nước ngoài. Như vậy, pháp luật Việt Nam không có định nghĩa về con nuôi đích danh.
Khoản 2 Điều 28 Luật Nuôi con nuôi quy định về nhận nuôi con nuôi đích danh như sau:
Các trẻ em khuyết tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được nhận đích danh làm con nuôi là những trẻ em mắc các bệnh như sứt môi hở hàm ếch; những em bé bị mù một hoặc cả hai mắt; trẻ em mắc bệnh câm, điếc hoặc bị khoèo chân, tay; trẻ em bị mất ngón hoặc bàn chân, bàn tay; trẻ em bị nhiễm HIV; trẻ em mắc bệnh về tim; trẻ em bị thoát vị rốn, bụng, bẹn; những trẻ em không có hậu môn hay không có bộ phận sinh dụng; trẻ em bị mắc các bệnh về máu hoặc các bệnh cần điều trị cả đời; những trẻ em bị khuyết tật khác hoặc mắc các bệnh hiểm nghèo khác nhưng cơ hội được nhận làm con nuôi bị hạn chế.
Hồ sơ nhận con nuôi đích danh cần phải chuẩn bị bao gồm hồ sơ của người nhận con nuôi và người được nhận nuôi. Hồ sơ nhận con nuôi đích danh được quy định tại Điều 31 Luật Nuôi con nuôi, gồm các tài liệu sau đây:
Các giấy tờ trên đây phải được cơ quan có thẩm quyền nơi nước người nhận thường trú cấp và còn hiệu lực.
Người nhận con nuôi đích danh sẽ phải nộp hồ sơ trực tiếp của mình lên Cục con nuôi hoặc ủy quyền bằng văn bản cho người thân, họ hàng nộp giúp lên Cục con nuôi.
Hồ sơ của người nhận con nuôi sẽ được lập thành 02 bộ và được nộp cho Bộ Tư pháp thông qua các cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi có người nhận con nuôi thường trú; nếu như nhận con nuôi đích danh thì có thể trực tiếp nộp cho Bộ Tư pháp.
Thủ tục nộp cũng như tiếp nhận hồ sơ của những người Việt nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài nhận trẻ em là người Việt Nam làm con nuôi sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Nuôi con nuôi, cụ thể:
Khi nhận con nuôi đích danh thì người nhận con nuôi sẽ nộp hồ sơ trực tiếp cho Cục Con nuôi. Nếu có lý do chính đáng dẫn đến việc không thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thì người nhận nuôi con nuôi có thể ủy quyền cho người có quan hệ họ hàng hoặc thân thích thường trú tại Việt Nam bằng văn bản ủy quyền để họ nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện cho Cục Con nuôi theo hình thức gửi bảo đảm. Cục Con nuôi sẽ xem xét và căn cứ số lượng, điều kiện trẻ em Việt Nam để làm con nuôi nước ngoài.
Trên đây là những thông tin về nhận nuôi con nuôi đích danh, mong rằng sẽ giúp cho những cá nhân hoặc vợ chồng muốn nhận con nuôi có thể dễ dàng hơn trong việc nhận con nuôi đích danh. Hãy theo dõi những bài viết hay khác về kiến thức pháp luật của Pháp Trị nhé!
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm