Những quy định trong pháp luật tố tụng dân sự về tranh tụng tại phiên tòa

Bởi Trần Thu Thủy - 20/12/2019
view 629
comment-forum-solid 0
Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015, có nhiều sửa đổi, bổ sung, trong đó có sửa đổi, bổ sung về tranh tụng tại phiên tòa. Lần đầu tiên BLTTDS của nước ta quy định về tranh tụng tại phiên tòa, bao gồm: tranh tụng lại phiên tòa sơ thẩm và tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm

Những quy định trong pháp luật tố tụng dân sự về tranh tụng tại phiên tòa

Quy định về tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm

Mục 3 trong Chương XIV BLTTDS năm 2015 quy định về tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm với 17 điều luật (từ Điều 247 đến Điều 263). Cụ thể là Điều 247 quy định “Nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa” như sau:

“1. Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án. 

2.Việc tranh tụng tại phiên tòa được tiến hành theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa. 

3.Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh tụng, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh tụng trình bày hết ý kiến nhưng có quyền yêu cầu họ dừng trình bày những ý kiến không có liên quan đến vụ án dân sự”.

 Tuy Điều 247 đã quy định rõ phương thức tranh tụng tại phiên tòa, trình tự tranh tụng, trách nhiệm và quyền hạn của chủ tọa phiên tòa trong tranh tụng. Nhưng để bảo đảm thực hiện đúng quy định tại Điều 247, BLTTDS năm 2015 còn quy định cụ thể về trình tự, nội dung tranh tụng tại các điều luật từ Điều 248 đến Điều 263 để chủ tọa phiên tòa điều hành và để người tham gia tố tụng tại phiên tòa, cơ quan tiến hành tố tụng dân sự giám sát việc thực hiện phương thức tranh tụng của Hội đồng xét xử.

Quy định về tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm

Mục 2  Chương XVII BLTTDS năm 2015 quy định về Tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm với 6 điều luật (từ Điều 301 đến Điều 306). Điều 301 quy định: Nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm như sau: “Nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 247 của Bộ luật này”; Điều 302 quy định: “Trình bày của đương sự, Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm”.

 Điều 303 quy định: “Thủ tục hỏi và công bố tài liệu, chứng cứ, xem xét vật chứng tại phiên tòa phúc thẩm với nội dung quy định là:

“1. Thủ tục hỏi những người tham gia tố tụng và công bố tài liệu, chứng cứ xem xét vật chứng, quy định tại Điều 287 của Bộ luật này tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện như tại phiên tòa sơ thẩm.

Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 19006198

2.Việc hỏi được thực hiện đối với những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm quy định tại Điều 293 của Bộ luật này”. 

Điều 304 quy định: “Tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm”; Điều 305 quy định: “Tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm”; Điều 306 quy định: “Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm”.

Những vấn đề cần quan tâm trong tranh tụng tại phiên tòa

Nhận thức về cụm từ “Tranh tụng tại phiên tòa“

Theo quy định tại Mục 3 Chương XIV và tại Mục 2 Chương XVII của BLTTDS năm 2015 thì Tranh tụng tại phiên tòa là hoạt động tố tụng của Tòa án được thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định đối với các bên tham gia tố tụng tại phiên tòa theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa. Do đó, trường hợp cơ quan thông tin đại chúng hoặc cá nhân nói đến Tòa án cần hoặc phải thực hiện tranh tụng thì được hiểu là tranh tụng tại phiên tòa.

Tranh tụng tại phiên tòa là thủ tục tố tụng đặc biệt trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự.

Gọi là thủ tục tố tụng đặc biệt vì Tòa án công khai cho mọi người (bao gồm: người tham gia tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham dự phiên tòa) biết về: Lời trình bày của đương sự, của người bảo vệ quyền lợi ích của đương sự; các câu hỏi của Hội đồng xét xử; lời đối đáp của các bên nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; phát biểu của Kiểm sát viên và Công khai cho mọi người biết các tài liệu, chứng cứ, vật chứng của vụ án do các bên đương sự cung cấp và Tòa án thu thập trong thời gian chuẩn bị xét xử vụ án. Các tài liệu, chứng cứ, vật chứng của vụ án tuy các đương sự đã biết tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải từ trước khi Tòa án mở phiên tòa sơ thẩm, nhưng vẫn phải công khai để đương sự kiểm tra, xác nhận tài liệu, chứng cứ, vật chứng do đương sự cung cấp, giao nộp.

Vai trò, vị trí của chủ tọa phiên tòa trong tranh tụng tại phiên tòa. Khoản 2 Điều 247 BLTTDS năm 2015 quy định “Việc tranh tụng tại phiên tòa được tiến hành theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa”.

Quy định này cho thấy vai trò, vị trí của chủ tọa phiên tòa trong tranh tụng tại phiên tòa rất quan trọng. Do đó yêu cầu chủ tọa phải nắm vững trách nhiệm, quyền hạn của mình trong tranh tụng tại phiên tòa và nắm vững quy định của pháp luật về tranh tụng tại phiên tòa.

Thứ tự trình bày của đương sự, Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.76419 sec| 1007.266 kb