Những sai lầm thường gặp trong việc đặt tên nhãn hiệu

view 1518
comment-forum-solid 0

Sai lầm trong đặt tên Nhãn Hiệu (thương Hiệu) không chỉ xảy ra với doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng gặp phải. Nếu không để ý thì ai cũng có thể mắc phải. Dưới đây là những lỗi thường gặp phải khiến giá trị Thương hiệu của doanh nghiệp có thể tiêu tan theo Luật Sở hữu trí tuệ.

Nhãn hiệu trùng với danh nhân, người nổi tiếng.

Tiền thân của thương hiệu là nhãn hiệu. Có nghĩa là để thương hiệu tồn tại được về mặt pháp lý thì nhãn hiệu cũng phải hợp lệ. Hiện nay ở Việt Nam việc đặt tên nhãn hiệu không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.

Có thể kể đến, việc các trường học tại Việt Nam có xu thế lấy tên các nhân vật nổi tiếng như: Newton, Einstein, Đoàn Thị Điểm, Lô Mô Nô Xốp. Thương hiệu này đặt tên trùng với tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam và nước ngoài. Theo luật Sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu này không được đăng ký bảo hộ.

Ls Nguyễn Bích Phượng - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Thương hiệu là ký tự, hình thù đơn giản

Nhìn trường hợp của trang thông tin 24h. Nhiều người cho rằng, chỉ riêng họ được độc quyền sử dụng từ  nhãn hiệu "24h" này. Tuy nhiên, thực tế lại khác bởi nhãn hiệu này không được bảo hộ độc quyền.

Lý do: vi phạm vào vùng loại trừ của Luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể, nhãn hiệu gồm các con số và ký tự đơn giản. Đây chính là lý do mà bạn thử search google sẽ thấy một loạt 24h mà ai cũng hoạt động an toàn. Điều này các doanh nghiệp, cá nhân cũng nên tránh để không phạm phải.

Thương hiệu trùng với Nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam và thế giới

Người Việt Nam thường thấy nước ngoài có nhãn hiệu nổi tiếng thì làm theo, tuy nhiên nếu trùng với nhãn hiệu nổi tiếng thì xác định là việc lựa chọn đó là sai lầm. Giả xử như hãng bia Corona là nhãn hiệu nổi tiếng (Không phải vi rút Corona) dù chưa đăng ký bảo hộ độc quyền tại Việt Nam nhưng nếu đã có người đăng ký hoặc sử dụng cho sản phẩm của mình thì việc đối mặt với rủi ro.

Lý do: Nhãn hiệu nổi tiếng thì không cần đăng ký vẫn có thể chặn một bên khác sử dụng.

Thương hiệu gây hiểu nhầm về nguồn gốc sản phẩm

Ví dụ như Paris Gateaux, Japan life nhưng chủ sở hữu lại không thuộc các quốc gia này thì không được. Đặt tên như vậy sẽ khiến người tiêu dùng nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm.

Ngoài ra, nhãn hiệu vi phạm về đạo đức cũng không được chấp nhận. Ví dụ: "Not Made in China"

Thương hiệu trùng với tên địa danh

Không được đặt tên thương hiệu có chứa tên của địa danh nếu không phải là hợp tác xã hay hiệp hội. Ví dụ như Chè Phú Thọ, Bưởi Phúc Viên.

Thương hiệu mô tả dịch vụ và sản phẩm

"Tạp chí Đẹp", "Quán Ăn Ngon", "Thế giới di động", bạn đã nghe đến các tên thương hiệu này? Thấy họ khá thành công trong lĩnh vực hoạt động của mình và bạn cũng thực hiện giống họ. Câu trả lời là: Bạn có thể tạo ra các ông Depplus, Quán Ăn Ngon, thế giới di động tương tự một cách hoàn toàn hợp pháp. Bởi các thương hiệu này đều chứa cụm từ không được bảo hộ độc quyền. Vì vậy, muốn đặt gì thì đặt nhưng không được lấy thương hiệu mô tả chính tính chất của sản phẩm, dịch vụ mà mình đang cung cấp.

Đặt tên thương hiệu mà tin vào ông google

Thực tế nhiều doanh nghiệp khi nghĩ ra một tên thương hiệu mới chỉ đơn giản search google xem có tên đó hay chưa. Việc này là cơ bản cần thiết nhưng không chắc chắn. Vì sao? Vì thực tế nhiều doanh nghiệp (đặc biệt là nước ngoài) có thói quen đăng ký nhãn hiệu độc quyền trước một thời gian dài sau đó mới sử dụng. Do đó, dù bạn có search Google thì cũng không thể biết được thông tin này. Vì vậy nên tiến hành tra cứu dữ liệu của Cục sở hữu trí tuệ để đảm bảo thương hiệu mình định dùng chưa thuộc về ai.

Tìm được một tên thương hiệu, nhãn hiệu hợp lệ không phải là dễ, chính vì vậy, khi đã tìm ra cần phải tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu, đăng ký thương hiệu trong thời gian sớm nhất tại Cục sở hữu trí tuệ Việt nam. Trường hợp hoạt động ở thị trường nước ngoài cũng cần tiến hành đăng ký nhãn hiệu quốc tế.

Ls Nguyễn Bích Phượng - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198 sưu tầm, tổng hợp

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

Luật sư Nguyễn Bích Phượng

Luật sư Nguyễn Bích Phượng

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-bich-phuong/ Luật sư Nguyễn Bích Phượng có 4 năm kinh nghiệm làm việc tại Công ty Luật TNHH Everest: Xử lý các vụ án liên quan đến tranh chấp về thừa kế, hôn nhân- gia đình, dân sự, lao động, doanh nghiệp.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.15866 sec| 1013.539 kb