Nội dung bài viết [Ẩn]
Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198
Điều 34 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là "Bộ luật Hình sự"), hình phạt cảnh cáo được áp dụng trong trường hợp: "người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt". Trong đó:
Thứ nhất, phạm tội ít nghiêm trọng là "tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm" (Điểm a, Khoản 1, Điều 9 Bộ luật Hình sự).
Thứ hai, có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: nghĩa là ít nhất phải có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự, có thể có 1 tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1 và 1 tình tiết giảm nhẹ qui định tại Khoản 2 Điều 51, hoặc cả 2 tình tiết giảm nhẹ đều được qui định tại Khoản 2 Điều 51 (trường hợp này Toà án phải ghi rõ tình tiết giảm nhẹ là gì trong bản án và vì sao lại áp dụng tình tiết đó).
Lưu ý:
Tòa án không được áp dụng hình phạt cảnh cáo với người phạm tội nếu thiếu một trong các điều kiện trên. Khi áp dụng hình phạt cảnh cáo, tòa án phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Khi bị cáo thuộc diện gần miễn hình phạt mới áp dụng hình phạt cảnh cáo với họ.
Về tội phạm mà người đó thực hiện chưa đến mức miễn hình phạt: Theo Điều 59 Bộ luật Hình sự: "Người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của Bộ luật này mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.". Như vậy, trong trường hợp người phạm tội được miễn hình phạt thì tội phạm mà họ đã thực hiện phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ được qui định tại Khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự và họ đáng được khoan hồng đặc biệt, còn người bị áp dụng hình phạt cảnh cáo thì không được khoan hồng đặc biệt, vì vậy họ không được miễn hình phạt. Người bị phạt cảnh cáo sau một năm, nếu không phạm tội mới thì đương nhiên được xóa án tích theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 70 Bộ luật Hình sự.
Trong thực tế, hình phạt cảnh cáo dường như lại không phải là hình phạt. Tuy nhiên, hậu quả pháp lí của nó có ý nghĩa to lớn trong một số trường hợp cần áp dụng hình phạt bổ sung đối với người phạm tội như phạt tiền, trục xuất,…Về mặt lí luận, nó chưa thể hiện được bản chất của hình phạt, là sự cưỡng chế nghiêm khắc của nhà nước nhằm tước bỏ hay hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội, mà chỉ gây tổn thất về tinh thần với người bị kết án.
(i) Dịch vụ tranh tụng: Luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo) và người bị tố giác (tố cáo); người bị tạm giữ, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; bị can, bị cáo trong toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp;
Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền lợi hợp pháp hoặc người đại diện cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;
(ii) Tư vấn pháp luật: Hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng trong lĩnh vực hình sự. Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trong lĩnh vực pháp lý có liên quan đến lĩnh vực hình sự: hành chính, dân sự, hôn nhân, gia đình, đầu tư, doanh nghiệp, lao động, tài chính, kế toán… và nhiều lĩnh vực khác.
(iii) Đại diện theo ủy quyền: Trong lĩnh vực hình sự, luật sư có thể đại diện cho khách hàng ngoài tố tụng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
(iv) Dịch vụ pháp lý khác: Liên quan tới lĩnh vực hình sự, luật sư giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc về thủ tục hành chính, tư pháp; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch; giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định.
Bài viết thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Duy Hội - Trưởng chi nhánh Công ty Luật TNHH Everest tại Hà Nội.
Đọc thêm:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm