Phân biệt người đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền

Bởi Nguyễn Hồng Thúy - 14/09/2021
view 420
comment-forum-solid 0

Đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền đều là việc một người nhân danh, vì lợi ích của người khác xác lập, thực hiện giao dịch trong phạm vi đại diện. Vậy giữa đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền có điểm gì giống và khác biệt?

người đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Điểm giống nhau giữa đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền

Đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền đều có những điểm giống nhau cơ bản của chế độ đại diện bao gồm:

(i) Hai loại đại diện này đều là việc một người nhân danh và vì lợi ích của người thứ khác, xác lập thực hiện giao dịch trong phạm vi đại diện.

(ii) Đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền đều có khung pháp lý chung : Căn cứ xác lập quyền đại diện, cá nhân đại diện, phạm vi đại diện, thời hạn đại diện

(iii) Hậu quả giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện hoặc do người xác lập thực hiện vượt quá phạm vi đại diện của đại diện theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền đều không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người được đại diện trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

(iv) Mặc dù người đại diện đứng ra giao dịch trực tiếp với người thứ ba thì quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ xác lập giữa người được đại diện với người thứ ba.

(v) Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. ( theo quy định tại khoản 3 điều 141 Bộ Luật dân sự năm 2015 ).

(vi) Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.(theo quy định tại khoản 4 điều 141 Bộ Luật dân sự năm 2015 ).

(vii) Đại diện theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền đều chấm dứt đối với cá nhân khi việc ủy quyền không còn cần thiết hoặc việc ủy quyền không tiếp tục thực hiện được, như khi pháp nhân chấm dứt hoặc người đại diện, người được đại diện chết ( theo quy định tại điều 140 Bộ Luật dân sự năm 2015 ).

Tìm hiểu thêm bài viết Các vấn đề pháp lý về người đại diện

Phân biệt đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền

Việc phân biệt được đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền giúp việc áp dụng pháp luật được dễ dàng hơn, tránh trường hợp bị nhầm lẫn làm ảnh hưởng quyền lợi của các bên.

Tiêu chíĐại diện theo pháp luật (Điều 138 Bộ Luật dân sự năm 2015)Đại diện theo ủy quyền (Điều 138 Bộ Luật dân sự năm 2015)
Khái niệmĐại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bao gồm: Đại diện theo pháp luật của cá nhân (Điều 136 Bộ luật dân sự năm 2015) và Đại diện theo pháp luật của pháp nhân (Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2015)Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện.
Căn cứ xác lập quyền đại diệnQuyền đại diện được xác lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (Điều 135 Bộ luật dân sự năm 2015)Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (Điều 135 Bộ luật dân sự năm 2015)
Người đại diệnNgười đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

Người đại diện theo pháp luật của cá nhân bao gồm:

(i) Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

(ii) Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

(iii) Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:

(i) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;

(ii) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;

(iii) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

(i) Người đại diện không nhất thiết phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

(ii) Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Hình thức đại diệnHình thức đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định(i) Hình thức đại diện do các bên thỏa thuận trừ trường hợp pháp luật có quy định về ủy quyền phải lập thành văn bản

(ii) Hợp đồng có thể được giản đơn hay phức tạp.

Phạm vi đại diện(i) Người đại diện theo pháp luật có quyền thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện được pháp luật thừa nhận, không làm ảnh hưởng tới lợi ích của người được đại diện trừ trường hợp pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quy định khác

(ii) Phạm vi đại diện theo pháp luật rộng hơn phạm vi đại diện theo ủy quyền.

(i) Phạm vi ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền, người đại diện theo ủy quyền chỉ được xác lập trong khuôn khổ, phạm vi đã được xác lập.

(ii) Ngoài ra người đại diện theo ủy quyền còn phải tuân theo nội dung giao dịch và thời hạn ủy quyền.

Chấm dứt đại diệnĐại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây: (Khoản 4, điều 140 Bộ luật dân sự năm 2015)

(i) Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;

(ii) Người được đại diện là cá nhân chết;

(iii) Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

(iv) Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây: (Khoản 3, điều 140 Bộ luật dân sự năm 2015)

(i) Theo thỏa thuận;

(ii) Thời hạn ủy quyền đã hết;

(iii) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

(iv) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

(v) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

(vi) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 Bộ luật dân sự năm 2015;

(vii)Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

Mời bạn đọc xem thêm nội dung liên quan tại đây

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:  

  • Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  • Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.19469 sec| 1039.367 kb