Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho các bạn về Phân biệt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản giúp mọi người hiểu chi tiết thêm về hai vấn đề trên.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
(i) Là các vấn đề quyết định về quyền sở hữu của các chủ thể trong mối quan hệ pháp luật.
(ii) Là những quy định về nguyên tắc xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015
Xem thêm tại Giới hạn quyền khác đối với tài sản
Quyền sở hữu:
Quyền sở hữu là sự tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng.
Trong các chế định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì vấn đề quyền sở hữu được xem là một trong những chế định quan trọng nắm vai trò chủ chốt, quyền sở hữu là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội cũng như trong pháp luật dân sự. Nó là một trong những tiền đề vật chất trong sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, vì quyền sở hữu chính là sự thừa nhận của Nhà nước cho phép một chủ thể được thực hiện trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình. Sự thừa nhận ấy quy định giới hạn và khả năng thực hiện của họ trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia lao động sản xuất, kinh doanh… Điều đó tác động một cách trực tiếp đến nền kinh tế, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì quyền sở hữu là những quyền dân dự đối với tài sản, cụ thể Điều 158 Bộ luật dân sự năm 2015 ghi nhận như sau:
"Điều 158. Quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật".
Ba quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt hợp thành nội dung của quyền sở hữu quy định trong pháp luật dân sự.
Xem thêm về Quyền khác đối với tài sản
Quyền khác đối với tài sản
Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
Quyền khác đối với tài sản bao gồm:
(i) Quyền đối với bất động sản liền kề (Quy định tại Mục 1, Chương XIV Bộ luật dân sự năm 2015);
(ii) Quyền hưởng dụng (Quy định tại Mục 2, Chương XIV Bộ luật dân sự năm 2015);
(iii) Quyền bề mặt (Quy định tại Mục 3, Chương XIV Bộ luật dân sự năm 2015).
Xem thêm thông tin tại Pháp trị - Kiến thức dân sự
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm