Sở hữu chung là một hình thức sở hữu được quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Vậy hình thức sở hữu chung là gì? Sở hữu chung có những đặc điểm gì?
Quyền sở hữu là quyền chi phối tài sản của một chủ thể nhất định. Quyền của chủ sở hữu đối với tài sản gồm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp luật. Trong thực tế có những trường hợp một tài sản nhưng lại thuộc quyền sở hữu của hai hay nhiều người, nói cách khác đó là trường hợp hai hay nhiều người có chung một tài sản. Pháp luật dân sự gọi đó là sở hữu chung. Điều 207 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định: Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.
Như vậy: Khi hai hoặc nhiều người cùng có chung một tài sản, thì những người đó được gọi là đồng sở hữu. Các công dân với nhau, các hợp tác xã với nhau, hoặc công dân với hợp tác xã… đều có thể trở thành đồng chủ sở hữu đối với tài sản chung. Các đồng chủ sở hữu trong sở hữu chung có quyền chung nhau cùng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung.
Về khách thể
Khách thể của sở hữu chung là thống nhất, đó là một tài sản hoặc một tập hợp tài sản. Tài sản này nếu đem chia tách vẻ mặt vật lý, tức là chia ra các phần khác nhau… thì sẽ không còn giá trị sử dụng như ban đầu; các chủ sở hữu sẽ không khai thác được công dụng vốn có của nó.
Ngoài ra, trong thực tế còn có trường hợp do tập quán hoặc do kết cấu xây dựng, tính chất, công dụng mà khách thể chỉ có thể là tài sản chung. Điều này còn tùy thuộc vào sự thoả thuận hoặc thói quen của tập quán.
Về chủ thể
Mỗi đồng chủ sở hữu chung khi thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản chung sẽ liên quan đến quyền lợi của tất cả các đồng chủ sở hữu khác. Tuy nhiên, mỗi một đồng chủ sở hữu trong sở hữu chung có vị trí độc lập và tham gia quan hệ pháp luật dân sự với tư cách là một chủ sở hữu độc lập.
Việc thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản chung của các đồng chủ sở hữu cũng có những đặc điểm riêng. Tuy rằng, địa vị của mỗi một đồng chủ sở hữu có tính chất độc lập nhưng các quyền năng của mỗi một chủ sở hữu lại thống nhất đối với toàn bộ khối tài sản chung mà không phải chỉ riêng với phần giá trị tài sản mà họ có.
Nếu quyền năng của mỗi một đồng chủ sở hữu mà tách ra theo phạm vi phần giá trị tài sản mà họ có, thì các đồng chủ sở hữu không thể sử dụng được tài sản và do vậy sở hữu chung ấy sẽ không có ý nghĩa. Từ đặc điểm này nên việc sử dụng, định đoạt tài sản phải được các đồng chủ sở hữu thỏa thuận dựa trên tính chất, cổng dụng của tài sản và dựa vào hoàn cảnh cụ thể của các đồng chủ sở hữu chung.
Xem thêm: Thẩm quyền, thời hạn và trình tự giải quyết tranh chấp đất đai
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
Các đồng chủ sở hữu có thể thỏa thuận và lựa chọn một trong những hình thức: Cùng sử dụng để khai thác công dụng của tài sản; thay phiên nhau sử dụng (nếu tài sản chung không thể phân chia thành nhiều phần để sử dụng. Ví dụ trâu, bò mua chung để khai thác sức kéo thường được thay phiên nhau sử dụng theo thỏa thuận); hoặc nếu tài sản gồm nhiều vật khác nhau, các chủ sở hữu có thể thay phiên nhau sử dụng từng vật, tức là mỗi người sử dụng một phần tài sản mà vẫn bảo đảm được nhu cầu sử dụng.
Trường hợp các chủ sở hữu mua chung tài sản để cho thuê, thì căn cứ vào phần quyền tài sản của mỗi chủ sở hữu để xác định quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người.
Về nguyên tắc mỗi đồng chủ sở hữu chung là một chủ thể độc lập nên có những quyền nhất định. Chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì các chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Đối với bất động sản và động sản, pháp luật quy định sau một thời hạn 3 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán phần quyền sở hữu chung của mình cho người khác( khoản 3 Điều 218 BLDS).
Nếu một chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình hoặc chủ sở hữu chết mà không có người thừa kế thì phần quyền tài sản đó sẽ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Trường hợp này không áp dụng Điều 228 BLDS xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu. Trường hợp trên, vật đang có chủ sở hữu nhưng chủ sở hữu không muốn sở hữu nữa vì vậy sẽ có nhiều chủ thể muốn được sở hữu, cho nên sẽ xảy ra tranh chấp giữa người biết được chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu và những người đồng sở hữu.
Theo Điều 228 thì người phát hiện sản đó không ai chiếm giữ, do vậy nếu vật là động sản thuộc quyền sở hữu của người phát hiện được, nếu là bất động sản thuộc quyền sở hữu nhà nước.
Xem thêm: Chủ thể của hình thức sở hữu toàn dân theo quy định pháp luật
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm