Pháp luật về doanh nghiệp của Việt Nam hiện hành cho phép để tạo nên nguồn vốn điều lệ cho doanh nghiệp không cần nhất thiết phải từ nguồn vốn của chủ sở hữu hay người đại diện theo pháp luật mà có thể nhận góp vốn từ bên ngoài. Tuy nhiên, vốn góp không nhất thiết phải là tiền mặt, ngoại tệ, vàng,… mà nó còn bao gồm giấy tờ có giá như quyền sở hữu trí tuệ.
Bộ luật Dân sự 2015. Như vậy thương hiệu vẫn có thể được xác định là một trong những tài sản mà cá nhân, tổ chứcxác định tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Thương hiệu được xác định là một tài sản vô hình của doanh nghiệp, không thể cầm nắm hay cố định tại một chỗ có thể góp vốn vào vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam chưa có văn bản cụ thể hướng dẫn vấn đề góp vốn bằng thương hiệu vào doanh nghiệp, tuy nhiên pháp luật doanh nghiệp cũng không cấm việc góp vốn bằng thương hiệu và trên thực tế việc góp vốn này đã diễn ra khá phổ biến
Việc định giá thương hiệu chưa có các căn cứ và quy định cụ thể để xác định giá trị của thương hiệu, tùy các bên đàm phán đưa ra mức giá trị hoặc định giá dựa trên thị trường.
Thường việc góp vốn sẽ được thực hiện sau khi đã định giá thương hiệu dựa trên thỏa thuận của hai bên hoặc dựa trên bảng định giá của bên thứ là tổ chức, đơn vị, công ty định giá thương hiệu.
Lưu ý: Khi định giá tài sản góp vốn là quyền sở hữu trí tuệ và thương hiệu, việc định giá phải được quy đổi ra thành tiền và là tiền Việt Nam. Pháp luật không ghi nhận định giá thành tiền Đô la hay các loại tiền khác theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014.
Khi góp vốn bằng thương hiệu thì doanh nghiệp nào đang sở hữu thương hiệu đã được đăng ký thì thực hiện việc chuyển quyền sở hữu thương hiệu thông qua việc thay đổi chủ sở hữu đối với thương hiệu đó được thực hiện tại cơ quan đăng ký thương hiệu ban đầu.
Sau khi chuyển quyền sở hữu thương hiệu thì thực hiện việc thành lập doanh nghiệp như bình thường hoặc thực hiện việc điều chỉnh vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Chủ thể góp vốn bằng thương hiệu được chia thành hai đối tượng là cá nhân, tổ chức không kinh doanh và cá nhân, tổ chức có kinh doanh:
Hồ sơ góp vốn của cá nhân, tổ chức không kinh doanh bao gồm:
Chứng từ chứng minh quyền sở hữu đối vơi thương hiệu;
Biên bản góp vốn hoặc biên bản giao nhận tài sản nếu công ty nhận góp vốn là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần;
Văn bản định giá tài sản hoặc văn bản thỏa thuận của hai bên.
Hồ sơ góp vốn của cá nhân, tổ chức có kinh doanh bao gồm:
Chứng từ định giá tài sản của đơn vị định giá chuyên nghiệp hoặc văn bản thỏa thuận, biên bản định giá tài sản của bên góp vốn và bên nhận góp vốn;
Biên bản góp vốn bằng thương hiệu;
Các chứng từ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản;
Hợp đồng liên kết, liên doanh của hai bên.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm