Quy định pháp luật về các chủ thể tham gia thủ tục phá sản

Bởi Trần Thu Thủy - 20/12/2019
view 717
comment-forum-solid 0

Phá sản là tình trạng một công ty hay xí nghiệp khó khăn về tài chính, bị thua lỗ hoặc thanh lý xí nghiệp không đảm bảo đủ thanh toán tổng số các khoản nợ đến hạn. ... Việc phá sản có thể do chủ công ty tự nộp đơn xin phá sản, hay do một hoặc nhiều chủ nợ có đơn yêu cầu. Vậy hãy cùng tìm hiểu về các chủ thể tham gia vào thủ tục phá sản.

- Các chủ thể tham gia thủ tục phá sản

Chủ nợ: 

Chủ nợ có quyền nộp đơn không ưu tiên lựa chọn việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trên thực tế. Luật Phá sản năm 2014 vẫn chỉ trao quyền chủ động nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho chủ nợ không có bảo đảm hoặc chủ nợ có bảo đảm một phần. Việc các chủ nợ có bảo đảm không được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ đề bàn luận trên nhiều diễn đàn nghiên cứu khoa học với các quan điểm trái chiều khác nhau. Tuy nhiên, có một thực trạng cần ghi nhận là: Đối với nhóm chủ nợ có quyền nộp đơn (chủ yếu là chủ nợ không có bảo đảm), họ thường không ưu tiên sử dụng quyền này trên thực tế. Đến giai đoạn thi hành quyết định tuyên bố phá sản, tài sản còn lại (tài sản không dùng để bảo đảm) được thanh lý theo thứ tự thanh toán được luật quy định. Thực tế, chủ nợ không có bảo đảm gần như không được phân chia hoặc nhận được với số tiền không đáng kể. Do vậy, họ sẽ ưu tiên lựa chọn hướng không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Và như vậy, ý nghĩa của việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không còn mang tính thực tế.

Người lao động:

Khoản 2 Điều 77 Luật Phá sản năm 2014 quy định đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động ủy quyền tham gia hội nghị chủ nợ. Tuy nhiên, nếu như Luật Phá sản năm 2004 có quy định cụ thể về cơ chế cử đại diện cho người lao động (tại khoản 1 Điều 14) thì Luật Phá sản năm 2014 hoàn toàn không đề cập đến vấn đề này. Do đó, người lao động khó có định hướng cụ thể trong việc ủy quyền cho chủ thể tham gia hội nghị chủ nợ.

Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán: Với những người điều hành doanh nghiệp, việc mở thủ tục phá sản có vai trò nhất định như để doanh nghiệp có thể rút khỏi thị trường đồng thời giảm áp lực thanh toán nghĩa vụ tài sản hoặc doanh nghiệp có cơ hội được phục hồi. Vậy nhưng thực tế vẫn tồn tại các doanh nghiệp không muốn nộp đơn mở thủ tục phá sản. Sở dĩ như vậy là vì nhiều doanh nghiệp khi thành lập đã kê khai vốn điều lệ lớn nhưng chủ yếu là vốn ảo hoặc quá trình hoạt động có nhiều giao dịch chuyển tài sản không rõ ràng. Nếu doanh nghiệp nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, khả năng cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra lại quá trình hoạt động và phát hiện ra nhiều sai phạm, thì người góp vốn hay người điều hành phải chịu trách nhiệm pháp lý hoàn toàn có thể xảy ra. Điều này gây ra tâm lý e ngại cho phía doanh nghiệp hay đúng hơn là những người đứng đầu doanh nghiệp trong việc thực thi quyền nộp đơn của mình.

Bên cạnh đó, các chủ nợ có bảo đảm cũng không muốn doanh nghiệp, hợp tác xã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với muôn vàn lý do: Sẽ bị phát lộ những việc sai phạm trong cho vay, định giá tài sản trước đây; tài sản bảo đảm bị tẩu tán không còn… Mặt khác, việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có thể làm cho việc xử lý tàn sản bảo đảm lại phụ thuộc vào quyền quyết định của các chủ nợ không có bảo đảm. Chính vì thế, các chủ nợ có bảo đảm như các tổ chức tín dụng, thường chọn cách xử lý trực tiếp tài sản bảo đảm trước khi doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện quyền nộp đơn.

Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 19006198

- Các chủ thể tiến hành thủ tục phá sản

Chánh án Tòa án nhân dân, thẩm phán: 

Trong số rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, có thể kể đến một số nguyên nhân xuất phát từ thực tiễn hoạt động tại Tòa án và thẩm phán:

(i) Số lượng các vụ việc cần được giải quyết đang đặt ra cho thẩm phán vô vàn thử thách, áp lực;

(ii) Năng lực về của thẩm phán giải quyết vụ việc phá sản còn nhiều tồn tại. Nếu thực sự các chủ thể có quyền nộp đơn cùng một lúc tiến hành nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thì quả thật khó Tòa án nào đủ năng lực để giải quyết tất cả các vụ việc;

(iii) Theo quy định mới, nếu trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, thẩm phán xử lý tranh chấp về tài sản (nếu có) trước khi ban hành quyết định tuyên bố phá sản. Hiện giờ vụ tranh chấp được tách riêng thành vụ việc dân sự và là điều kiện cần để hoàn tất thủ các bước tiếp theo trong thủ tục phá sản. Như vậy, thời gian giải quyết vụ việc phá sản lại kéo dài hơn.

Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản: 

Chi phí quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được quy định cụ thể tại Điều 21 Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản (Nghị định số 22/2015/NĐ-CP). Tuy nhiên, Điều 21 Nghị định số 22/2015/NĐ-CP chưa có quy định cụ thể về mức thù lao của quản tài viên, doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản đối với trường hợp doanh nghiệp phá sản theo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản sau khi có nghị quyết của hội nghị chủ nợ đề nghị tuyên bố phá sản (Điều 107 Luật Phá sản năm 2014). Vì thế, việc tính chi phí quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản sẽ khó khăn trong thực tế áp dụng.

Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên trong quá trình giải quyết phá sản: 

Tại Điều 21 Nghị định số 22/2015/NĐ-CP quy định chi phí quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thanh toán từ giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên Nghị định trên mới chỉ quy định chi phí thực hiện phá sản trong trường hợp quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện còn trong trường hợp chấp hành viên thực hiện cưỡng chế để thu hồi tài sản, giao tài sản cho người mua được tài sản (theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 120 Luật Phá sản năm 2014) và thực hiện việc thanh lý tài sản (theo quy định khoản 4 Điều 121 Luật Phá sản năm 2014) thì chưa quy định rõ ai là người phải chi trả những chi phí trên. Mặt khác, theo quy định tại Điều 73 Luật Thi hành án dân sự năm 2014 quy định về chi phí cưỡng chế đã quy định rõ trường hợp nào người phải thi hành án chịu, trường hợp nào người được thi hành án chịu và trường hợp nào thì ngân sách nhà nước chịu.

Xem thêm:

- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.24791 sec| 1018.75 kb