Quy định pháp luật về thành lập Công đoàn

Bởi Trần Thu Thủy - 04/01/2020
view 523
comment-forum-solid 0

Thứ nhất: Thành lập Công đoàn.

Được quy định tại Điều 189 của Bộ Luật lao động năm 2012 được quy đinh rất rõ về quyền thành lập công đoàn đó là người lao động khi làm việc, học tập, lao động trong các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp đều có quyền gia nhập hay thành lập công đoàn, tham gia công đoàn trên cơ sở tự nguyện, đồng thuận với nhau.

Cũng tại Điều 6 của Luật công đoàn 2012 cũng quy đinh rằng Công đoàn sẽ được hoạt động trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ  và được tổ chức, thành lập trên cơ sở tự nguyện, để họa động Công đoàn sẽ có điều lệ Công đoàn và được tổ chức hoạt động trên điều lệ đó. Điều lệ Công đoàn chính là kim chỉ nam cho Công đoàn hoạt động.

Như vậy cho thấy Công đoàn được thành lập hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện chứ không mang tính chất bắt buộc. Khi người lao động có mong muốn thành lập công đoàn thì có thể đề nghị người sử dụng lao động cho phép thành lập và tạo điều kiện tốt nhất cho việc thành lập Công đoàn. Đối với việc thành lập công đoàn thì Doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải thành lập Công đoàn cho người lao động  chỉ mang tính chất hỗ trợ người lao động thành lập công đoàn. Công đoàn cấp trên cơ sở cũng không được ép buộc Doanh nghiệp hay người lao động thành lập công đoàn mà chỉ mang tính chất vận đông người lao động thành lập công đoàn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, hướng dẫn người lao động thành lập Công đoàn.

Khi có từ năm người lao động trở lên trong doanh nghiệp thì người lao động có thể thành lập công đoàn, khi đó người lao động sẽ lập ra Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở trên cơ sở hỗ trợ, hướng dẫn Công đoàn cấp trên trực tiếp. Ban này sẽ có nhiệm vụ thực hiện việc vận động ngươi lao động tham gia công đoàn, khi người lao động có nhu càu tham gia thì nhận lại đơn xin tham gia công đoàn của người lao động cũng như sẽ tiến hành việc Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở khi có đủ người lao động đồng ý với Điều lệ Công đoàn.

Trong hội nghi sẽ công bố danh sách những người lao động đã xin gia nhập vào Công đoàn trong quá trình vận động, qua hội nghị cũng sẽ thực hiện nhiệm vụ tuyên bố thành lập Công đoàn cơ sở cũng như thục hiện việc bầu ra Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.

Tuy nhiên Công đoàn cơ sở phải lập hồ sơ gửi lên Công đoàn cấp trên trực tiếp để đưa ra quyết định công nhận những đoàn viên xin tham gia cũng như công nhận Công đoàn cơ sở mới thành lập trong vòng mười lăm ngày sau Hội nghị, khi có sự công nhận của Công đoàn cấp trên trực tiếp thì Công đoàn cơ sở sẽ được hoạt động một cách hợp pháp.

Thứ hai: Có bị phạt khi không thành lập Công đoàn?

Do Công đoàn được thành lập một một cách tự nguyện, do nhu cầu và mong muốn của người lao động muốn cùng nhau thành lập công đoàn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính họ, pháp luật cũng không quy định là các doanh nghiệp khi hoạt động có từ năm người lao động trở lên là phải thành lập công đoàn. Chính vì vậy mà doanh nghiệp không bắt buộc phải thành lập công đoàn mà chỉ mang tính chất hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho người  lao động được thành lập công đoàn khi có nhu cầu. Tuy nhiên nếu người sử dụng lao động có những hành vi như sau cũng sẽ bị xử lý theo quy định Nghị định 95/2013/ND-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

– Người sử dụng lao động gây khó khăn, cản trở người lao động thành lập, gia nhập hay tham gia hoạt động công đoàn hoặc người lao động có hành vi ép  người lao động phải thành lập công đoàn khi họ không có nhu cầu gia nhập cũng như hoạt động công đoàn, trường hợp là cán bộ không chuyên trách của công đoàn khi hết hạn hợp đồng nhưng người lao động không gia hạn hợp đồng cho cán bộ vẫn đang trong nhiệm kỳ sẽ bị xử phạt hành chính từ mười triệu đồng đến mười lăm triệu đồng.

– Ngoài ra nếu người sử dụng lao động không đảm bảo phương tiện cần thiết hoặc không bố trí nơi làm việc cho cán bộ công đoàn để thuận tiện cho hoạt động công đoàn thì người sử dụng lao động có thể bị xử phạt tư một triệu đồng đến ba triệu đồng.

– Bên cạnh đó người sử dụng lao động còn có thể bị xử phạt từ năm triệu đồng đến mười triệu đồng nếu không thu xếp thời gian cho cán bộ công đoàn thực hiện nhiệm vụ công đoàn, không cho họ hưởng các quyền lợi giống như những người lao động khác trong cùng một tổ chức, trong thời gian hoạt động, thực hiện nhiệm vụ công đoàn không trả lương cho họ và thậm chí không cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở vào cơ quan, tổ chức, đơn vị  để thực hiện công tác đoàn.

Thứ ba: Quyền và nhiệm vụ của đoàn viên.

Nghĩa vụ của đoàn viên

Với vai trò to lớn của công đoàn thì mỗi đoàn viên trong công đoàn đó phải luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình thì tập thể mới lớn mạnh được, những nghĩa vụ của đoàn viên đó chính là luôn thực hiện tốt nghĩa vụ của một công dân, thực hiện đường lối chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, sống theo hiến pháp và pháp luật.

Hoạt động trong công đoàn sẽ có điêu lệ công đoàn do đó mỗi đoàn viên cần chấp hành tốt điều lệ công đoàn, những Nghị quyết của công đoàn, đóng đoàn phí đầy đủ, tham gia đầy đủ các hoạt động công đoàn cùng xây dựng công đoàn vững mạnh, đi lên.

Bên canh đó thì mỗi công đoàn phải luôn không ngừng học tập nâng cao trình độ, chuyên môn của bản thân để nâng cao hiệu quả công việc cũng như nâng cao giá trị của bản thân, luôn luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau không chỉ trong công việc mà cả trong cuộc sống, bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của bản thân cũng như giúp đỡ đồng nghiệp những người lao động khác, người yếu thế trong xã hội và tổ chức Công đoàn.

Quyền của đoàn viên

Được tự do tham gia thành lập cũng như hoạt động công đoàn mà không có bất kỳ ai có quyền ngăn cản, khi quyền và lợi ích chính đáng bị xâm phạm thì có quyền yêu cầu Công đoàn đứng ra bảo vệ mình có thể là đứng ra tham gia tố tụng, luôn được thảo luận, tham gia biểu quyết, được thông tin về những công việc của Công đoàn, cung cấp thông tin về đường lối chủ trương chính sách của nhà nước về vấn đề lao động.

Có quyền ứng cử, bầu cử hay đề cử vào Cơ quan Lãnh đạo công đoàn, khi phát hiện cán bọ Công đoàn có sai phạm có quyền đưa ra kiến nghị để xử lý sai phạm đó, tham gia chất vấn cán bộ Công đoàn. Ngoài ra còn có thể được giới thiệu để được bầu vào Cơ quan lãnh đạo của Đảng đối với những đoàn viên ưu tú, được kết nạp Đảng nếu đủ các yếu tố của Đảng cần.

Khuyến nghị của công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: info@luatviet.net.vn, info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.26226 sec| 1006.203 kb