Quy định về cấp Giấy phép xuất bản bản tin

view 759
comment-forum-solid 0

Bên cạnh việc xuất bản báo chí, xuất bản bản tin được nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có chức năng báo chí lựa chọn để công khai rộng rãi những thông tin về hoạt động nội bộ, hướng dẫn nghiệp vụ, kết quả nghiên cứu, ứng dụng, kết quả các cuộc hội thảo, hội nghị của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Luật gia Nguyễn Thị Mai - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198

Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Nguyễn Thị Mai - Công ty Luật TNHH Everest:

Khái niệm bản tin

Theo quy định tại Khoản 18 Điều 3 Luật Báo chí năm 2016: "Bản tin là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí xuất bản định kỳ, sử dụng thể loại tin tức để thông tin về hoạt động nội bộ, hướng dẫn nghiệp vụ, kết quả nghiên cứu, ứng dụng, kết quả các cuộc hội thảo, hội nghị của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp".

Khác với hoạt động báo chí - là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử, thì bản tin: (1) mang tính chất truyền thông hẹp hơn về số lượng, nội dung; (2) Ít phương thức truyền thông hơn.

Khi nào nên lựa chọn xuất bản bản tin

Đối với những cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động không chuyên sâu trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có nhu cầu tự mình truyền thông các thông tin về hoạt động nội bộ, hướng dẫn nghiệp vụ, công bố các kết quả nghiên cứu, ứng dụng hay công bố các sự kiện, hội thảo, hội nghị,... của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mình thì có thể lựa chọn việc xuất bản bản tin, bởi các lý do sau:

(1) Trình tự, thủ tục cấp phép xuất bản bản tin đơn giản hơn trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động báo chí.

(2) Không giới hạn số lượng bản tin xuất bản (nhưng phải đăng ký).

(3) Việc xuất bản được thực hiện nhanh gọn, dễ dàng...

Quy định về xuất bản bản tin

Quy định chung

1. Bản tin phải bảo đảm các quy định sau đây:

a) Khuôn khổ tối đa của bản tin là 19cm x 27cm, số trang tối đa là 64 trang. Không được quảng cáo trong bản tin;

b) Phần trên của trang một bản tin phải đề chữ “BẢN TIN”, tên của bản tin sau hoặc dưới chữ “BẢN TIN”, tên cơ quan, tổ chức xuất bản và ngày, tháng, năm xuất bản bản tin dưới tên của bản tin;

c) Phần cuối của trang cuối bản tin ghi rõ số, ngày, tháng, năm của giấy phép xuất bản, nơi in, số lượng, kỳ hạn xuất bản, người chịu trách nhiệm xuất bản.

2. Điều kiện cấp giấy phép xuất bản bản tin gồm:

a) Có người chịu trách nhiệm về việc xuất bản bản tin;

b) Tổ chức bộ máy hoạt động phù hợp bảo đảm cho việc xuất bản bản tin;

c) Xác định rõ tên bản tin, Mục đích xuất bản và nội dung thông tin, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành, ngôn ngữ thể hiện, kỳ hạn xuất bản, khuôn khổ, số trang, số lượng, nơi in;

d) Có địa Điểm làm việc chính thức và các Điều kiện cần thiết bảo đảm cho việc xuất bản bản tin.

3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất bản bản tin được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Cơ quan, tổ chức của trung ương; cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam có nhu cầu xuất bản bản tin gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Bộ Thông tin và Truyền thông.

Cơ quan, tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu xuất bản bản tin gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cấp giấy phép xuất bản bản tin; trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Thời gian hiệu lực của giấy phép xuất bản bản tin được quy định trong từng giấy phép nhưng không quá 01 năm kể từ ngày cấp.

Đến thời hạn xuất bản ghi trên giấy phép, cơ quan, tổ chức không xuất bản bản tin thì giấy phép hết hiệu lực; Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi giấy phép. Nếu có nhu cầu xuất bản bản tin thì cơ quan, tổ chức làm thủ tục xin phép lại.

5. Chậm nhất là 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc chấm dứt xuất bản bản tin, cơ quan, tổ chức đã được cấp giấy phép xuất bản bản tin phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp chấm dứt xuất bản bản tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi giấy phép.

6. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu thay đổi một trong các nội dung ghi trong giấy phép xuất bản bản tin phải có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất bản bản tin

a) Tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản bản tin (Mẫu số 07, ban hành kèm theo Thông tư số 48/2016/TT-BTTTT);

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập, giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương (đối với tổ chức nước ngoài tại Việt Nam);

c) Sơ yếu lý lịch của người chịu trách nhiệm xuất bản bản tin;

d) Mẫu trình bày tên gọi của bản tin và bản dịch tiếng Việt được công chứng (đối với tên gọi bản tin thể hiện bằng tiếng nước ngoài).

Xem thêm:

Luật sư Nguyễn Thị Mai

Luật sư Nguyễn Thị Mai

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-thi-mai Luật sư Nguyễn Thị Mai là chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn dân sự, lao động, đất đai, hôn nhân gia đình.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.61534 sec| 1022.438 kb