Di chúc thể hiện mong muốn của cá nhân về việc chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Hiện nay, việc lập di chúc bằng miệng vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Một phần vì nhiều người nghĩ rằng di chúc miệng vẫn hợp pháp nên không cần viết di chúc làm gì cho mất thời gian. Vậy thực tế vấn đề này được pháp luật quy định như thế nào? Khi nào thì di chúc miệng được coi là hợp pháp?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Căn cứ vào Điều 629 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về lập di chúc bằng miệng:
“1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”
Như vậy, di chúc bằng miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên và điểm chỉ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký và điểm chỉ của người làm chứng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm người làm chứng cho việc lập di chúc, Căn cứ Điều 632 Bộ luật dân sự quy định như sau:
“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.”
Như vậy, di chúc bằng miệng cũng là một hình thức di chúc hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện. Do đó, hiệu lực của di chúc miệng cũng theo quy định chung về hiệu lực của di chúc quy định tại Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2015.
Tìm hiểu bài viết: Các vấn đề pháp lý về di chúc
Thông thường, di chúc được lập bằng văn bản để thể hiện rõ ý chí của cá nhân. Thế nhưng, trong các trường hợp sức khỏe nguy kịch, bị cái chết đe dọa…, cá nhân không thể lập di chúc bằng văn bản mà phải chọn hình thức di chúc miệng để thể hiện mong muốn cuối cùng của mình về việc phân chia tài sản sau khi chết.
Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, di chúc bằng miệng được coi là hợp pháp nếu đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng;
(ii) Ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại và cùng ký tên hoặc điểm chỉ;
(iii) Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Ngoài 03 điều kiện nêu trên, di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp nếu đáp ứng các điều kiện chung khác như: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức…
Xem thêm: Di chúc vô hiệu
(i) Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế.
(ii) Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.
(iii) Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
(iv) Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.
(v) Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.
Lưu ý: Đối với hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng thì có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.
Tìm hiểu thêm tại Luật Dân sự mới nhất
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm