Pháp luật quy định như thế nào về tước quyền thừa kế ? Các trường hợp bị tước quyền thừa kế? Hãy tham khảo bài viết do công ty Luật TNHH Everest cung cấp dưới đây.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực được nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Tước quyền thừa kế được hiểu là bao gồm người thừa kế theo pháp luật và người thừa kế theo di chúc. Người bị tước quyền thừa kế là người đáng lẽ được hưởng di sản thừa kế nhưng do vì có hành vi xâm phạm đến người để lại di sản , những hành vi này trái với quy định đạo đức và quy định của pháp luật.
Tìm hiểu thêm: Tất tần tật các vấn đề pháp lý về thừa kế cần biết
Pháp luật quy định rõ về người bị tước quyền thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
i) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.
Lưu ý :Trong trường hợp này là phải có một bản án có hiệu lực của pháp luật. Vì vậy, người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không bị kết án thì sẽ không bị ràng buộc bởi điều này. Mặt khác, nếu một người đã bị kết án, sau đó được xóa án tích thì vẫn không được quyền hưởng di sản.
ii) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
Những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng như: Người có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo luật hôn nhân gia đình và người để lại thừa kế có quan hệ ông, bà , cháu hoặc anh, chị , em
iii) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
Ví dụ: Làm cho người thừa kế nguy hiểm đến tính mạng như tại nạn, hạ thuốc độc,..
iv) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm