Bài viết dưới đây sẽ So sánh giữa bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng giúp mọi người hiểu thêm về hai vấn đề được nêu trên.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự phát sinh ở yếu tố bên ngoài, không phụ thuộc hợp đồng mà chỉ cần tồn tại một hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vi này cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại.
Thiệt hại không chỉ là nền tảng cơ bản mà còn là một điều kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng được xây dựng nên bởi các yếu tố quy phạm điều chỉnh chế định hợp đồng.
Điều này chỉ tồn tại khi một hợp đồng tồn tại, trách nhiệm này phát sinh khi xuất hiện sự vi phạm một hay nhiều nghĩa vụ được quy định cụ thể trong hợp đồng.
Xem thêm về Bồi thường thiệt hại
Điểm giống nhau:
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng có những nét tương đồng với nhau bao gồm:
Thứ nhất, đều mang bản chất là hình thức trách nhiệm dân sự có tác dụng nhằm buộc bên mang hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về mặt vật chất và tinh thần cho bên bị ảnh hưởng thiệt hại.
Thứ hai, đều phát sinh khi:
Có thiệt hại xảy ra
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy ra
Các bên có thể thỏa thuận với nhau giữa hình thức và mức bồi thường khi xảy ra thiệt hại
Phân biệt bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng
(i) Về căn cứ phát sinh
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
Được xây dựng nên bởi các quy phạm điều chỉnh chế định hợp đồng.
Chỉ tồn tại khi một hợp đồng tồn tại, trách nhiệm này phát sinh khi xuất hiện sự vi phạm về một hay nhiều nghĩa vụ được quy định cụ thể trong hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Phát sinh khi tồn tại một hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vi này cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại.
(ii) Về căn cứ xác định trách nhiệm
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
Thiệt hại không phải là điều kiện bị quy định bắt buộc.
Chỉ cần có hành vi vi phạm nghĩa vụ thì đã có thể phát sinh trách nhiệm dân sự.
Bên vi phạm vẫn phải tiến hành chịu đầy đủ trách nhiệm dù thiệt hại đã xảy ra hay chưa khi bên kia bị vi phạm hợp đồng.
Hai bên có thể dự liệu và thỏa thuận trước với nhau về những trường hợp thiệt hại do vi phạm hợp đồng và cách thức chịu trách nhiệm như bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm hợp đồng.
Xem thên tin có liên quan tại Xác định thiệt hại làm căn cứ bồi thường
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gồm: hành vi vi phạm pháp luật, có thiệt hại trên mặt thực tế, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế, có lỗi.
(iii) Về hành vi vi phạm
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
Hành vi này là hành vi vi phạm những cam kết được quy định cụ thể, những nghĩa vụ mà hai bên tự ràng buộc nhau trong hợp đồng đã được thống nhất.
Tức là hành vi này chưa chắc đã vi phạm các quy định pháp luật chung mà chúng chỉ vi phạm “pháp luật” được thiết lập giữa những người tham gia giao kết hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Hành vi này là hành vi vi phạm những quy định của pháp luật nói chung, những quy định do nhà nước ban hành dẫn đến phát sinh gây ra thiệt hại.
Vì vậy đó có thể là hành vi vi phạm những quy định của pháp luật chuyên ngành khác như hình sự, hành chính, kinh tế…
(iv) Về phương thức thực hiện
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
Các bên có thể thỏa thuận với nhau về mức bồi thường hay phạt vi phạm kể từ khi hợp đồng được tiến hành giao kết (thể hiện bản chất thỏa thuận của hợp đồng).
Việc bồi thường thiệt hại sẽ không giải phóng người có nghĩa vụ khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách thực tế.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Bên gây thiệt hại phải tiến hành bồi thường toàn bộ và kịp thời, cả thiệt hại trực tiếp lẫn thiệt hại gián tiếp.
Điều quan trọng là các bên trong quan hệ trách nhiệm dân sự có thể không biết nhau và không biết trước việc gì có thể sẽ xảy ra để làm phát sinh quan hệ trách nhiệm dân sự, do đó không thể thỏa thuận trước bất cứ một việc gì.
Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thông thường sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ.
(v) Về yếu tố lỗi
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: Phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý của người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với hợp đồng quy định, trừ trường hợp đã có sự thỏa thuận khác hoặc pháp luật ban hành quy định khác.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Việc phân biệt lỗi vô ý và cố ý cũng có ý nghĩa nhưng bên cạnh đó thì người có hành vi vi phạm có thể chịu trách nhiệm ngay cả khi không phạm lỗi trong trường hợp pháp luật có quy định.
(vi) Về thời điểm phát sinh trách nhiệm
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: Kể từ thời điểm hợp đồng bắt đầu có hiệu lực và có bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Kể từ thời điểm xảy ra hành vi gây thiệt hại.
(vii) Về tính liên đới chịu trách nhiệm
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì họ sẽ tiến hành liên đới chịu trách nhiệm nếu giữa họ đã có sự thỏa thuận trước với nhau khi giao kết hợp đồng về vấn đề chịu trách nhiệm liên đới.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì họ đều phải chịu trách nhiệm liên đới theo các quy định cụ thể của pháp luật dân sự quy định.
Xem thêm tại Pháp trị
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm