So sánh các bản Hiến Pháp Việt Nam

Bởi Trần Thu Thủy - 18/12/2019
view 2616
comment-forum-solid 0

Hiến pháp còn thể hiện là đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước. Các quy định của Hiến pháp trở thành những nguyên tắc tối cao trong hệ thống pháp luật quốc gia. Trong lịch sử, Việt Nam đã tiến hành xây dựng năm bản Hiến pháp đó là các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013.

Bài tư vấn pháp luật được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

- Điểm giống nhau của các bản Hiến pháp

Các bản Hiến pháp trên đều là hiến pháp thành văn, cương tính, mang nội dung hiện đại và mang bản chất xã hội chủ nghĩa

Hình thức chính thể cộng hòa

Hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất.

- Điểm khác nhau

Về bối cảnh xây dựng bản hiến pháp

Hiến pháp 1946

Trên thế giới, kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện, kiểu nhà nước tư sản đang bộc lộ những dấu hiệu không tốt do mâu thuẫn gay gắt giữa các nước tư sản thắng trận với các nước tư sản bại trận trong thế chiến thứ II, mâu thuẫn giữa nhà nước tư sản cũ với nhà nước tư sản mới lên, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.

Việt Nam, nhà nước non trẻ mới thành lập, lực lượng cách mạng chưa mạnh, có nhiều đảng phái, lực lượng thù địch, nội tại nhà nước xảy ra bất đồng quan điểm về lựa chọn kiểu nhà nước, trước tình hình này đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng có bản hiến pháp và tổ chức bộ máy nhà nước.

Hiến pháp 1959

Trên thế giới, các nước xã hội chủ nghĩa đã phát triển thành hệ thống và trở thành một kiểu nhà nước mới, có nhiều ưu điểm hơn so với kiểu nhà nước tư sản đương thời.

Việt Nam, miền Bắc giành lại chủ quyền nhờ chiến thắng điện biên phủ, miền Nam vẫn tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ. Lúc này lực lượng cách mạng của Việt Nam đang mạnh, đảng phái khác không còn tồn tại, thế lực thù địch hành động lén lút không đáng kể.

Hiến pháp 1980

Trên thế giới, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đang phát triển rực rỡ

Việt Nam, giành chiến thắng trong chiến dịch mùa xuân 1975 như một chiến thắng chung của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trước hệ thống các nước tư sản. Nội chiến kết thúc, phần thắng thuộc về phía cộng sản miền bắc (phe xã hội chủ nghĩa ), việc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đã có những thành tựu bước đầu.

Hiến pháp 1992

Trên thế giới, nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Xô Viết và Đông Âu sụp đổ, quay lại áp dụng kiểu nhà nước tư sản. Trong khi đó cuộc cải cách của Trung Quốc thành công rực rỡ (1978-1987)

Việt Nam, kết quả áp dụng máy móc mô hình kiểu xã hội chủ nghĩa của Xô Viết không thành công.

Hiến pháp 2013

Trên thế giới các nước tư sản vẫn duy trì sự phát triển, các nước xã hội chủ nghĩa chỉ còn lại một số ít. Trung Quốc vươn lên tốp đầu các nước phát triển sau nhiều nỗ lực.

Việt Nam, hiến pháp 1992 sau hơn 20 áp dụng đạt được nhiều thành tựu song cần sửa đổi để phù hợp với tình hình kinh tế, khắc phục những hạn chế còn tồn tại.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Về tư tưởng chủ đạo khi xây dựng bản hiến pháp

Hiến pháp 1946

Nội dung bản hiến pháp 1946 mang tính thỏa hiệp, nhượng bộ. Hiến pháp 1946 chưa áp dụng mô hình của kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa Xô Viết mà là một kiểu nhà nước dân chủ, kế thừa thành tựu của các nhà nước tư sản đương thời.

Hiến pháp 1959

Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa theo mô hình của Xô Viết, mô hình tiêu biểu của hệ thống xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ, bản hiến pháp có nhiều nội dung áp dụng theo mô hình Xô Viết nhưng chưa áp dụng một cách triệt để, dập khuôn.

Hiến pháp 1980

Tiếp tục áp dụng kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn quốc. Thực hiện cuộc cách mạng triệt để, áp dụng dập khuôn theo kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Xô-Viết để có thành tựu lớn hơn.

Hiến pháp 1992

Việc áp dụng triệt để mô hình Xô-Viết không thành công, tình hình kinh tế khó khăn, vì vậy tư tưởng chủ đạo trong bản Hiến pháp 1992 là đề ra nhu cầu thay đổi, khởi xướng tinh thần đổi mới để khắc phục những khó khăn về tình hình trong nước.

Hiến pháp 2013

Tiếp tục tư tưởng đổi mới, thực hiện đổi mới đồng bộ , phù hợp về kinh tế, chính trị, hướng đến mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa , dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Về mối quan hệ giữa quyền lực

Hiến pháp 1946

Quy định rõ vai trò làm chủ của nhân dân. Khẳng định nhân dân là chủ đất nước, lập ra nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tất cả quyền bính thuộc về nhân dân, nhân dân có vai trò quan trọng, nổi bật quyết định những việc quan trọng nhất của đất nước như: các việc về quốc kế dân sinh, làm hiến pháp, sửa đổi hiến pháp, các công việc liên quan đến nền tảng quốc gia.

Nhà nước được nhân dân trao quyền và thực hiện các công việc nhỏ hơn, các cơ quan cũng có thể bị nhân dân bãi miễn nếu không được tín nhiệm, các cơ quan muốn thay đổi thẩm quyền theo quy định của hiến pháp đều phải do toàn dân phúc quyết .

Hiến pháp 1959, 1980

Khẳng định nhà nước do nhân dân lập ra, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Tuy nhiên từ thời kỳ này quốc hội có quyền lập hiến và tự quyết các công việc quan trọng nhất của đất nước. Có thể thấy quyền làm chủ của nhân dân không còn được như trong Hiến pháp 1946 nữa, nhân dân thường không hoặc có ít việc được trực tiếp làm, thay vào đó nhà nước làm tất cả mọi việc và vươn lên giành quyền làm chủ đất nước.

Hiến pháp 1992

Nhân dân thực hiện quyền lực trực tiếp đối với một số công việc nhất định như bầu cử ở cơ sở, địa phương những công  việc nhỏ mà nhà nước không quyết định. Nhân dân thực hiện gián tiếp quyền lực thông qua các cơ quan đại diện của mình là quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Nhân dân có quyền giám sát, khiếu nại, tố cáo. Có thể nói trong hiến pháp 1992, vị trí của nhân dân đã được để ý lại song vẫn chỉ là những công việc nhỏ không có tính chất trọng đại. Quốc Hội vẫn nắm quyền lập hiến và tự quyết những công việc quan trọng của đất nước.

Hiến pháp 2013

Nhấn mạnh vai trò làm chủ đất nước của nhân dân. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Quốc hội không còn là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và quy định các vấn đề quan trọng của nhà nước nữa mà nhân dân đã được trực tiếp tham gia vào các công việc quản lý nhà nước, trực tiếp thể hiện ý chí của mình khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý mà không cần thông qua cơ quan đại diện.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.42122 sec| 1030.336 kb