Nguyên tắc thu chứng cứ trong vụ án xâm hại trẻ em

Bởi Trần Thu Thủy - 18/12/2019
view 632
comment-forum-solid 0
Nhằm tối đa hóa khả năng cung cấp chứng cứ xác thực và đáng tin cậy của các nhân chứng dễ bị tổn thương trong quá trình xét xử các vụ án, các nguyên tắc hướng đến việc bảo đảm rằng thủ tục tố tụng hình sự không làm tổn hại thêm cho những người này và rằng sự an toàn của họ được ưu tiên trong khi vẫn đảm bảo cho bị cáo được xét xử một cách công bằng.

Nguyên tắc an toàn

Môi trường thoải mái và an toàn tại tòa án. Ngăn ngừa việc bị cáo đe dọa nhân chứng. An toàn thân thể cần luôn được chú ý. Phải luôn đặc biệt quan tâm đến an toàn thể chất của nhân chứng dễ tổn thương ý và áp dụng mọi biện pháp bảo vệ có thể ở mức độ phù hợp nhất. Các biện pháp bảo vệ nói trên có thể bao gồm ra lệnh bắt giữ bị cáo trước khi xét xử, khi cho tại ngoại thì kèm theo điều kiện đặc biệt là “cấm tiếp xúc”, sử dụng các lệnh cấm hoặc lệnh bắt giữ, đặt bị cáo dưới sự quản thúc tại gia hoặc yêu cầu họ sống ở nơi khác, bảo vệ nhân chứng và không tiết lộ nơi ở của nhân chứng.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 19006198

Ngăn ngừa việc bị cáo không có người đại diện đối chất trực tiếp với nhân chứng dễ tổn thương

Bất cứ khi nào có thể, tòa án nên ngăn không cho bị cáo trực tiếp đối chất với nhân chứng dễ tổn thương. Điều này có thể đạt được thông qua việc cung cấp trợ giúp pháp lý hoặc luật sư chỉ định, ngay cả khi họ chỉ có thể tham gia một phần nhất định của phiên tòa. Các sáng kiến khác có thể bao gồm việc sử dụng một trợ lý giao tiếp, tòa án trực tiếp thẩm vấn hoặc cấm đối chất. Trong trường hợp không thể ngăn chặn việc đối chất trực tiếp của bị cáo, tòa án cần hết sức cẩn trọng trong việc không cho phép hỏi các câu hỏi không phù hợp và thực hiện bất kỳ phương thức khả dụng nào để đảm bảo rằng các câu hỏi được sử dụng theo một âm điệu và thứ tự phù hợp.

Người hỗ trợ có thể đi kèm nhân chứng dễ tổn thương. Nên cho phép người hỗ trợ, là thành viên của gia đình hoặc cộng đồng của nhân chứng dễ tổn thương mà họ tin tưởng, ở cạnh nhân chứng trong suốt quá trình tố tụng, bao gồm cả trong các cuộc lấy lời khai và tham gia phiên tòa. Người hỗ trợ nên được phép ngồi cạnh nhân chứng tại tòa, bất cứ khi nào có thể.

Đối với trẻ em, người này có thể có hoặc có thể không phải là cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ. Sự hiện diện của người hỗ trợ phải luôn theo nguyện vọng ý của nhân chứng.

Không cho phép tiếp xúc trực tiếp giữa bị cáo và nhân chứng dễ tổn thương. Cần ngăn không cho bị cáo tiếp xúc trực tiếp với nhân chứng dễ tổn thương tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình tố tụng, đặc biệt là trong phiên tòa.

Nguyên tắc quyền riêng tư

Sử dụng tên giả hoặc bí danh. Cấm công bố hoặc phát tán thông tin xác định danh tính của nhân chứng dễ bị tổn thương. Tổ chức xét xử kín. Sử dụng biệt danh hoặc tên viết tắt.

Các tòa án nên xem xét việc nhắc đến những nhân chứng dễ tổn thương bằng tên viết tắt hoặc biệt danh thay vì tên thật của họ để bảo vệ danh tính cho họ.

Tổ chức xét xử kín Các nước thành viên PILON nên xem xét việc liệu có thể tổ chức phiên tòa xét xử kín, không cho công chúng và phương tiện truyền thông tham gia được hay không. Điều này có thể áp dụng cho toàn bộ phiên tòa, hoặc chỉ cho các phần của phiên tòa khi nhân chứng đang cung cấp lời khai. Nếu chỉ áp dụng cho một phần của phiên tòa, biệt danh hoặc tên viết tắt cần được cân nhắc sử dụng nếu trong các phần công khai của phiên xét xử .

Cấm công bố và phát tán các thông tin nhận dạng. Để ngăn chặn việc công bố thông tin nhận dạng trên các phương tiện truyền thông, việc cấm công bố thông tin nhận dạng nhân chứng dễ tổn thương có thể được đưa vào luật. Để tăng cường hiệu quả của quy định cấm này, cần hình sự hóa hành vi công bố thông tin về nhân chứng dễ bị tổn thương Ngay cả khi không có luật, tòa án có thể xem xét đưa ra các lệnh không công bố hoặc cấm công bố đối với các vụ án BLTD&G, nếu vi phạm có thể cấu thành hành vi khinh thường tòa án.

Thông tin cá nhân cần được bảo vệ ở mức độ tối đa. Thông tin cá nhân của nhân chứng dễ bị tổn thương chỉ nên được chia sẻ với sự cho phép của họ (trừ khi luật pháp yêu cầu hoặc cần thiết cho sự an toàn của họ) và chỉ trong phạm vi mà việc chia sẻ thông tin sẽ có lợi cho người đó.

Nguyên tắc biểu đạt cá nhân

Nhân chứng dễ bị tổn thương nên được phép và được khuyến khích đưa ra chứng cứ cũng như kể lại sự việc bằng chính lời lẽ của mình.

Nhân chứng cần được cảm thấy thoải mái bày tỏ quan điểm và quan ngại của họ về quy trình tố tụng hình sự và sự tham gia của họ.

Sử dụng người hỗ trợ chuyên nghiệp được tòa án chấp nhận Thẩm phán và công tố viên sử dụng ngôn ngữ phù hợp. Các chuyên gia tư pháp hình sự cần đảm bảo rằng ngôn ngữ được sửa đổi, đặc biệt là khi giao tiếp với trẻ em hoặc người bị suy giảm nhận thức, để họ có thể hiểu và tham gia đầy đủ trong quá trình tương tác với cơ quan tư pháp hình sự.

Tránh sử dụng các câu hỏi định hướng và đặt câu hỏi quá nhanh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những câu hỏi đóng và câu hỏi định hướng có nhiều khả năng gợi ra những câu trả lời không chính xác và chứng cứ không đáng tin cậy, đặc biệt là từ trẻ em và nhân chứng bị suy giảm nhận thức. Quan trọng là phải tránh các câu hỏi đóng hoặc câu hỏi định hướng và việc đặt câu hỏi theo nhịp độ quá nhanh mà có thể khiến nhân chứng dễ tôn thương cảm thấy lo lắng hơn.

Cho phép nhân chứng kể lại sự việc theo tốc độ của riêng họ và bằng lời lẽ của chính họ. Một số cách để khuyến khích một người kể câu chuyện của họ bằng lời của chính họ và theo tốc độ của riêng họ là cung cấp một môi trường an ninh và an toàn cho họ, sử dụng trợ lý giao tiếp, các phương thức hỗ trợ lấy lời khai hoặc câu hỏi mở và không định hướng để khuyến khích việc tường thuật tự do đến mức tối đa có thể.

Trợ lý giao tiếp có thể hỗ trợ một người kể lại câu chuyện bằng lời của chính họ thông qua việc giúp người đó tránh được các câu hỏi mang tính định hướng và những câu hỏi đóng đồng thời đề xuất áp dụng các thiết bị hỗ trợ lấy lời khai.

Tạo cơ hội cho nhân chứng dễ tổn thương thể hiện bản thân mình. Các nhà chuyên môn trong lĩnh vực tư pháp hình sự nên cung cấp không gian và cơ hội để nhân chứng dễ tổn thương có thể bày tỏ bất kỳ mối quan tâm, khiếu nại hoặc quan điểm nào mà họ có thể có về quy trình tố tụng, vai trò hoặc sự tham gia của họ vào quy trình đó hoặc cảm nghĩ của họ về kết quả.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.34455 sec| 1010.563 kb