Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), các lục địa có phần diện tích đất liền là 777 triệu ha trong đó bao gồm đất đóng băng chiếm 1.527 triệu ha, đất không phủ băng chiếm 13.251 triệu ha. Cụ thể hơn nữa bên trong diện tích đóng băng và đất không phủ băng nêu trên đất canh tác chiếm 12%, đồng cỏ chăn nuôi gia súc chiếm 24%, diện tích rừng và đất rừng chiếm 32%, ngoài ra còn có đất cư trú, đầm lầy chiếm 32%,....
Đối với tài nguyên đất trên thế giới, con người đặc biệt quan tâm đến khả năng mảnh đất đó có sử dụng cho việc sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp nhằm phát triển nền kinh tế hay không. Thực tế, hiện nay có khoảng 3.200 triệu ha diện đích đất có khả năng canh tác. Tuy nhiên, chỉ có 1.500 triệu ha được đưa vào khai thác sử dụng (khá ít chỉ chiếm dưới 50% diện tích đất hiện có). Qua quá trình thực hiện thì trong diện tích đất canh tác có 14% đất cho năng suất cao, 28% đất cho năng suất trung bình và 58% đất cho năng suất thấp.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký bản quyền tác giả của Công ty Luật TNHH Everest
Về việc sử dụng tài nguyên đất , giống như tài nguyên đất Việt Nam, tài nguyên đất trên thế giới hiện nay đang gặp phải vô vàn những khó khăn, thách thức. Hàng năm dân số thế giới ngày càng tăng cao, kế hoạch công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nhà ở, công trình kiến trúc khiến tỷ lệ diện tích của tài nguyên đất trên thế giới cũng vì thế mà bị thu hẹp nhanh chóng. Theo đó từ năm 1961 đến năm 1983 ước tính tổng diện tích đất canh tác đã tăng lên và chạm mốc 0.08 tỷ ha nhưng tỷ lệ đầu người lại giảm từ 0.45 ha/người xuống còn 0.31 ha/người.
Tài nguyên đất trên thế giới có sự phân bổ không đồng đều theo đó một số nước có diện tích đất hạn hẹp như Hà Lan, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,... (chỉ 0,3 ha/người).
Về chất lượng, tài nguyên đất trên thế giới đã, đang và có khả năng cao bị suy thoái vô cùng nghiêm trọng. Các biểu hiện khó khăn của tài nguyên đất trên thế giới đang gặp phải đó là:
(i) Ô nhiễm chất thải, hóa chất, rác
(ii) Xói mòn, sạt lở, rửa trôi, bạc màu
(iii) Nhiễm mặn, nhiễm phèn, chua hóa
(iv) Xảy ra hiện tượng xa mạc hóa
Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest
Như đã nêu ở phần trên, dân số tăng nhanh, sự đô thị hóa mạnh mẽ là những nguyên nhân dễ nhận thấy dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên đất trên thế giới.
Tài nguyên đất trên thế giới mà bị nhiễm mặn thì khả năng canh tác gần như là không thể hoặc nếu vẫn thực hiện cũng sẽ không đem lại giá trị cao. Con người hàng ngày đều ra sức khai thác triệt để tài nguyên đất trên thế giới nhưng một số người đã quá lạm dụng, khai thác vượt mức cho phép khiến đất bị sa mạc hóa, bạc màu.
Thế kỷ 21 với những tòa nhà chọc trời có vẻ ngoài hào nhoáng đã được ấn định xây trên mảnh đất có vị trí đắc địa. Tuy rằng điều này mang lại sự phát triển kinh tế thịnh vượng cho quốc gia nhưng với tốc độ quá mạnh mẽ có thể gây trở ngại trong giao thông vận tải, nhà ở, xử lý chất thải,.. kéo theo đó tài nguyên đất trên thế giới cũng bị ảnh hưởng xấu.
Ở nhiều quốc gia, tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu hóa học xảy ra thường xuyên với khối lượng lớn gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tới tài nguyên đất trên thế giới. Chẳng hạn như trong những năm thập niên 80, ở các nước như Indonesia, Pakistan, Philippines, Srilanka việc sử dụng thuốc trừ sâu đã tăng hơn 10%/năm. Tài nguyên đất trên thế giới mà bị nhiễm chất độc như trên dần dần sẽ hủy hoại sự sống của loài người, sinh vật khác ở trong và trên bề mặt đất.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest
Nhiều nhà khoa học cho biết, tài nguyên đất trên thế giới đang đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt và tính từ Cuộc cách mạng công nghiệp thì đã có khoảng 135 tỷ tấn đất đã bị mất khả năng canh tác. Trong khi đó để đợi đất hình thành phải đợi hàng nghìn năm nữa nên việc bảo vệ và phục hồi khẩn cấp các loại đất là rất cấp bách.
(i) Hiện tại khi sử dụng, khai thác tài nguyên đất trên thế giới rất cần có sự cam kết chính trị, kinh doanh, xã hội lớn hơn nhằm tìm kiếm các giải pháp thay thế cho việc sử dụng các chất gây nhiễm độc hại cao.
(ii) Nhanh chóng nghiên cứu và đề xuất những giải pháp để khắc phục hiện tượng biến đổi khí hậu
(iii) Nhà nước cần thiết ban hành những quy định liên quan đến dân số, mức độ cho phép việc khai thác rừng. (iv) Các hộ kinh doanh, hộ gia đình, nhà máy, xí nghiệp phải có biện pháp xử lý rác thải, chất thải hợp lý, đúng quy định không để xảy ra ô nhiễm đất, nước.
Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024.66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm