Tài nguyên đất, những kiến thức cần biết?

view 225
comment-forum-solid 0

Từ lâu, tài nguyên đất luôn được xem là một kiểu tài nguyên vật liệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho con người. Tuy vậy, người dân và doanh nghiệp cần có sự sử dụng hợp lý, hiệu quả để đạt được những giá trị thiết thực phục vụ đời sống hằng ngày và tiết kiệm nguồn tài nguyên đất ở nước ta.

tài nguyên đất, những kiến thức cần biết Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực được nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Tài nguyên đất là gì?

Có thể hiểu đất theo hai nghĩa khác nhau như sau:

(i) Thứ nhất, đất đai là đất ở, sinh hoạt hàng ngày của con người hay được sử dụng nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng tiên tiến hơn;

(ii) Thứ hai, thổ nhưỡng chính là nơi người dân thực hiện việc tham gia sản xuất nông, lâm nghiệp để có thu nhập cải thiện tình hình kinh tế.

Thật vậy, đất chính là một loại tài nguyên rất đỗi quen thuộc với chúng ta trong thiên nhiên. Đất là môi trường sống của con người và hầu hết các sinh vật ở cạn, là nền móng cho toàn bộ các công trình xây dựng. Đất còn là môi trường sống của con người, động thực vật nên đất có tốt thì mỗi một cá thể mới khỏe được.

Xem thêm: Luật đất đai

Tài nguyên đất gồm những gì?

Tài nguyên đất có thể được phân loại như sau:

(i) Thứ nhất theo mối quan hệ với con người: tài nguyên đất bao gồm tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên xã hội.

(ii) Thứ hai theo phương thức và khả năng tái tạo: tài nguyên đất bao gồm tài nguyên tái tạo, tài nguyên không tái tạo:

(iii) Thứ ba theo bản chất tự nhiên: tài nguyên đất bao gồm tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khí hậu cảnh quan, di sản văn hóa kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin.

Bên cạnh đó, tài nguyên đất thiên nhiên có thể chia làm ba loại là: tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo:

(i) Thứ nhất, tài nguyên tái tạo như nước ngọt, đất, sinh vật,... là những tài nguyên có khả năng tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục, trong đó có thể không có thời hạn hoặc có thời hạn tùy theo việc sử dụng tài nguyên đất có được hợp lý hay không. Bởi nếu tài nguyên đất mà sử dụng không hợp lý thì có thể bị suy thoái dẫn đến khó có thể tái tạo được hoặc không thể tái tạo lại được nữa. Chẳng hạn như tài nguyên đất có thể bị ô nhiễm, xói mòn, bạc màu do rác thải, chất thải; tài nguyên nước có thể bị cạn kiệt do sự lãng phí nước;...

(ii) Thứ hai, tài nguyên không tái tạo chẳng hạn như tài nguyên tại những mỏ khoáng sản có thể bị sử dụng cạn kiệt trong trường hợp khai thác quá mức cho phép; hay tài nguyên gen di truyền cũng rất có khả năng bị tuyệt chủng bởi các loài sinh vật quý hiếm vẫn bị săn bắt thường xuyên. Do vậy, với những loại tài nguyên tồn tại hữu hạn trong đời sống, mỗi chúng ta nhất thiết phải có cách sử dụng, khai thác phù hợp để tránh trường hợp bị mất đi hoặc biến đổi sau một thời gian.

Tài nguyên con người hay tài nguyên xã hội là một dạng tài nguyên tái tạo đặc biệt. Điều này được thể hiện thông qua sức lao động chân tay và trí óc, khả năng tổ chức và chế độ xã hội, tập quán, tín ngưỡng của các cộng đồng người.

Thời đại công nghệ 4.0 nên lĩnh vực khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển vượt bậc kéo theo nhiều loại tài nguyên bị thay đổi. Khi đó một số tài nguyên được sử dụng thường xuyên sẽ dần cạn kiệt và trở nên quý hiếm; nhiều loại tài nguyên giá trị cao trước đây nay trở thành phổ biến, giá rẻ do tìm được phương pháp chế biến hiệu quả hơn, hoặc được thay thế bằng loại khác.

Tham khảo: Tài nguyên đất ở Việt Nam

Đặc điểm và vai trò của tài nguyên đất

Đặc điểm của tài nguyên đất

Đất là một hỗn hợp phức tạp bao gồm các hợp chất vô cơ, các mảnh vụn hữu cơ, nước, không khí cũng như vô số các vi sinh vật khác đang sinh sống ở môi trường đất đó. Thông thường, các sinh vật sống bên trên hoặc trong lớp đất mỏng và sắp xếp theo từng tầng có độ dày từ 1 - 2 mét.

Rễ cây bám trụ dưới dòng đất nên đây là nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cây cối phát triển, cho các sinh vật khác sinh sôi; trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp những nguồn nông sản, gỗ, sợi và rất nhiều nguyên vật liệu hữu ích nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người.

Đất hiểu theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập và nguồn gốc rất lâu đời cụ thể được kết cấu từ đá gốc trong tự nhiên, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Trong đó, cấu tạo của đất bao gồm những thành phần sau: các hạt khoáng chiếm 40%, hợp chất humic 5%, không khí 20% và nước 35%. Ngoài ra, để đo giá trị tài nguyên đất chúng ta sẽ đo bằng số lượng diện tích (đơn vị: ha, km2) và độ phì nhiêu sao cho độ màu mỡ phù hợp với đất cây trồng và lương thực.

Tài nguyên đất có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người chẳng hạn như

Tài nguyên đất là tư liệu sản xuất không thể thiếu trong hoạt động sản xuất và đời sống thường ngày của con người. Đối với vai trò và ý nghĩa của tài nguyên đất trong nên sản xuất xã hội, William Petti đã từng nói rằng: "Lao động chỉ là cha của của cải vật chất, còn đất là mẹ". Quả đúng như vậy, nếu không có tài nguyên đất, con người chúng ta cũng không thể tham gia sản xuất để duy trì sự sống được. Đất là một sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, xuất hiện trước loài người và tồn tại một cách ngoài ý muốn.

Trong mọi ngành sản xuất cũng như hoạt động của con người, tài nguyên đất là một điều kiện vật chất chung nhất vừa là đối tượng lao động (cho môi trường để tác động như: xây dựng nhà xưởng, bố trí máy móc, làm đất,...), vừa là phương tiện lao động (cho công nhân nơi làm việc, dùng để gieo trồng, nuôi gia súc,...).

Vai trò của tài nguyên đất trong nông nghiệp không chỉ đơn thuần là cơ sở không gian, một điều kiện vật chất không thể thiếu cho sự tồn tại của ngành nghề này mà tài nguyên đất còn là một yếu tố tích cực của sản xuất. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp thì tài nguyên đất luôn có một sợi dây kết nối cực kỳ chặt chẽ bởi lẽ hoạt động này phụ thuộc rất lớn vào độ màu mỡ của đất và các quá trình sinh học tự nhiên khác nữa.

Con người tác động trực tiếp lên tài nguyên đất trong quá trình tăng gia sản xuất. Đất luôn tham gia tích cực trong quá trình từ đó cung cấp những nguồn dinh dưỡng, không khí cho cây trồng nhằm hướng tới sự sinh trưởng và phát triển.

Xem thêm: Tài nguyên đất trên thế giới

Những ảnh hưởng, tác động lên tài nguyên đất

Những ảnh hưởng từ tự nhiên đối với tài nguyên đất

Hiện nay, sự biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên đất chẳng hạn như làm giảm nghiêm trọng những chất dinh dưỡng có trong đất, gây ra hiện tượng xói mòn, hạn hán,... Nước biển dâng, thiên tai, bão lũ, núi lửa phun trào, nham thạch,... sẽ làm tăng sự nhiễm mặn, ngập úng, sạt lỡ, khiến cấu trúc đất bị phá vỡ, tầng đất ngày càng mỏng,...

Ngoài ra, sự vận động không thực sự tốt của các tài nguyên khác cũng tác động tiêu cực đến tài nguyên đất ví dụ như đối với tài nguyên nước, mỗi năm việc tràn lũ, ngập úng là điều không tránh khỏi khiến cho đất bị rửa trôi, thoái hóa, bào mòn, biến chất. Bên cạnh đó, sự nhiễm mặn của lượng nước biển, nước bị nhiễm phèn,... cũng dẫn đến những ảnh hưởng vô cùng nặng nề cho tài nguyên đất.

Những ảnh hưởng đến từ hoạt động của con người

Tài nguyên đất bị ảnh hưởng từ chính những hoạt động diễn ra thường ngày của con người như việc tham gia sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, khai thác khoáng sản, du lịch,... trong đó lĩnh vực nông nghiệp gắn kết rất chặt chẽ với tài nguyên đất.

Để tăng thu nhập, mở rộng quy mô mà nhiều người đã khai thác mạnh mẽ, triệt để tài nguyên đất cho việc tiến hành các hoạt động nông nghiệp trong khi đất cũng cần có thời gian hồi phục lại các chất dinh dưỡng nhằm mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vững lâu dài. Ngoài ra, để sản phẩm có chất lượng thu hút hơn nên người làm nông nghiệp rất hay sử dụng thuốc trừ sâu rồi từ đó ngấm dần vào trong đất làm cho cây cối héo mòn, sức khỏe con người bị giảm sút.

Các chất thải công nghiệp và sinh hoạt hàng ngày của con người chứa rất nhiều các yếu tố độc hại tồn tại ở cả thể rắn lẫn thể lỏng gây ô nhiễm nghiêm trọng cho tài nguyên đất.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Luật sư Nguyễn Thị Mai

Luật sư Nguyễn Thị Mai

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-thi-mai Luật sư Nguyễn Thị Mai là chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn dân sự, lao động, đất đai, hôn nhân gia đình.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.69176 sec| 1060.781 kb