Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, tài sản tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng, phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Vậy liệu tài sản tặng cho có phải chia khi ly hôn hay không?
tài sản tặng cho
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 ĐIều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản tặng cho riêng như sau: “Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, tài sản tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.”
Tham khảo thêm bài viết về hợp đồng tặng cho tài sản
Căn cứ theo quy định của pháp luật thì tài sản tặng cho vợ hoặc chồng sau khi đã kết hôn thì vẫn được coi là tài sản riêng. Bởi vậy đây không phải là tài sản chung của vợ và chồng nên không thuộc phần tài sản bị phân chia khi ly hôn.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành thì tài sản tặng cho riêng sẽ được phân chia khi ly hôn khi tài sản tặng cho riêng được nhập vào tài sản chung.
Quy định của pháp luật về tài sản riêng nhập vào tài sản chung của vợ và chồng như sau:
Điều 46. Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung
1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.
2. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.
3. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, đối với tài sản cho tặng riêng khi nhập vào tài sản chung thì vẫn được thực hiện phân chia khi ly hôn.
Tuy nhiên, đối với quyền sử dụng đất thì ngược lại. Khoản 1 Điều 62 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định rằng quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì ly hôn vẫn sẽ thuộc về bên đó. Bởi vậy mà đối với tặng cho tài sản là quyền sử dụng đất, khi ly hôn bạn có thể an tâm rằng quyền sở hữu mảnh đất ấy vẫn là của riêng bạn, không phải phân chia với chồng.
Trong trường hợp tài sản tặng cho riêng đã bị nhập vào tài sản chung thì việc phân chia tài sản được pháp luật quy định như sau. Theo quy định tại điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau
Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Thời điểm có hiệu lực đối với việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
tài sản tặng cho
Nói tóm lại, nếu tài sản tặng cho riêng thì khi ly hôn sẽ không cần phải phân chia. Tuy nhiên nếu tài sản tặng cho riêng đã được vợ chồng thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung của cả hai vợ chồng thì khi ly hôn, phần tài sản này sẽ bị phân chia giống như tài sản chung theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp cần lưu ý đó là tài sản chung không thể phân chia được hoặc bị vô hiệu khi thực hiện phân chia tài sản. Bởi vậy, để đảm bảo sự minh bạch đối với tài sản, tránh các tranh chấp về tài sản phát sinh, vợ và chồng nên thiết lập chế độ tài sản trong quá trình chung sống hôn nhân theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nếu bạn đang quan tâm đến các vấn đề pháp lý khác, tham khảo bài viết trên trang pháp trị
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm