Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự là một trong những chế định được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến các vấn đề về chế định trên.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.
Lưu ý: Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện.
Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Điều 292 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ gồm:2. Thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp và cầm giữ tài sản.
Biện pháp bảo đảm sẽ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ, chiếm giữ tài sản bảo đảm.
Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán.
Pháp luật quy định biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. Việc đăng ký cần tuân theo quy định pháp luật. Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định.
Việc chuẩn bị hồ sơ sẽ phụ thuộc vào biện pháp bảo đảm cụ thể cần đăng ký theo quy định tại Nghị định số 102/2017. Tuy nhiên, về cơ bản thì hồ sơ đăng ký thông thường sẽ bao gồm:
(i) Đơn yêu cầu về việc đăng ký biện pháp bảo đảm
(ii) Hợp đồng bảo đảm trong trường hợp đơn yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu của một trong các bên tham gia giao dịch bảo đảm;
(iii) Đối với tài sản đảm bảo là động sản, việc đăng ký sẽ được thực hiện trên cơ sở nội dung tự kê khai trên phiếu yêu cầu đăng ký.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như nêu trên
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Nộp hồ sơ bằng đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp.
Tìm theo thêm thủ tục đăng kí biện pháp bảo đảm bằng phương pháp trực tuyến, xem ngay tại: Hướng dẫn đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Nhận phiếu trả kết quả từ cơ quan có thẩm quyền (nếu hồ sơ hợp lệ). Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì người yêu cầu đăng ký trực tiếp hoàn thiện hồ sơ.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Chờ kết quả trả hồ sơ từ cơ quan có thẩm quyền.
Điều 295 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Tài sản đảm bảo sẽ được xử lý khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Hiện nay, tài sản đảm bảo được xử lý bằng các phương thức như: Bán tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ hoặc các phương thức khác do các bên thoả thuận.
Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:
Thứ tự trên có thể thay đổi khi các bên có sự thỏa thuận khác.
Theo quy định tại Điều 294 Bộ luật dân sự năm 2015 thì nghĩa vụ trong tương lai vẫn được bảo đảm thực hiện. Các bên có quyền thỏa thuận cụ thể về phạm vi và thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.
Theo quy định tại Điều 296 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì một tài sản có thể bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ. Theo đó, tài sản này phải có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm. Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản. Việc định giá bảo đảm phải bảo đảm khách quan.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm nội dung liên quan tại đây
Trên đây là những nội dung cơ bản quy định về biện pháp đảm bảo thực nghĩa vụ mà Everest cung cấp đến bạn đọc. Bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi theo tổng đài tư vấn trên để được hướng dẫn chi tiết.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm