Thần đồng đất Việt: Bài học về quyền tác giả (Kỳ 1) - các khái niệm cơ bản

view 1518
comment-forum-solid 0
Vụ việc quyền tác giả đối với các nhân vật trong bộ truyện tranh “Thần đồng đất Việt” giữa Ông Lê Linh và Công ty TNHH truyền thông giáo dục và giải trí Phan Thị (“Phan Thị”) được xã hội quan tâm đặc biệt.

1- Các khái niệm cơ bản về quyền tác giả

Vụ việc quyền tác giả đối với các nhân vật trong bộ truyện tranh “Thần đồng đất Việt” giữa Ông Lê Linh và Công ty TNHH truyền thông giáo dục và giải trí Phan Thị (“Phan Thị”) được xã hội quan tâm đặc biệt.

Mặc dù vậy, hiểu biết của con người về quyền của mình đối với các tác phẩm do mình sáng tạo ra và/hoặc do mình là chủ sở hữu còn rất hạn chế, dẫn đến rất nhiều vụ việc xâm phạm quyền tác giả vì những lý do vô tình hoặc hữu ý. Do vậy,  quyền tác giả nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung, mọi người cần phải hiểu rõ để tránh những việc tương tự.

Để phân tích rõ và rút ra bài học trong câu chuyện này, trước tiên cần phải làm rõ một số vấn đề sau.

- Quyền tác giả là gì?

- Tác phẩm là gì?

- Đối tượng, định nghĩa là tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam?

- Tác giả với chủ sở hữu khác nhau như thế nào?

- Tác giả và chủ sở hữu có quyền và nghĩa vụ gì?

- Bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ những gì?

- Cơ quan nào có thẩm quyền ghi nhận quyền tác giả?

- Tác giả cần phải đăng ký các đối tượng Sở hữu trí tuệ nào ngoài quyền tác giả để bảo vệ lợi ích cho mình?

- Tác giả và chủ sở hữu cần phải làm gì để bảo vệ đươc quyền lợi của mình?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả là một trong các quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bên cạnh các quyền khác như quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý…) và quyền đối với giống cây trồng.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022 (Luật Sở hữu trí tuệ), quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Trong trường hợp “Thần đồng đất Việt”, quyền tác giả đối với tác phẩm  này bao gồm quyền của tác giả Lê Linh với tác phẩm mà mình sáng tạo ra với tư cách là tác giả và quyền của Phan Thị đối với tác phẩm với tư cách là chủ sở hữu.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest.

2- Tác phẩm là gì 

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kì phương tiện hay hình thức nào.

Tức là, tác phẩm phải được thể hiện ra bên ngoài bằng bất kì phương tiện và hình thức nào đó mới được ghi nhận. Nếu vẫn chỉ là ý tưởng ở trong đầu, tâm trí, tưởng tượng của tác giả và chưa được thể hiện ra ngoài theo bất kì hình thức hoặc phương tiện nào thì không được nhận biết là tác phẩm.

Ví dụ, một bài hát phải được thể hiện ra ngoài bằng bản nhạc được thể hiện ra giấy bao gồm khuông nhạc, các nốt nhạc và/hoặc lời để từ bản nhạc đó người có hiểu biết cơ bản trong nghề có thể đọc được bản nhạc đó hoặc bài hát đó phải được thể hiện bằng bản thu âm đã thu sẵn, không thể được coi là bài hát nếu mới chỉ xuất hiện trong tưởng tượng của tác giả mà chưa được thể hiện ra bên ngoài bằng hình thức và phương tiện bất kì.

Trong trường hợp “Thần đồng đất Việt”, tác phẩm là hình ảnh các nhân vật trong truyện (Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng), là cốt truyện (tác phẩm viết) và truyện (tác phẩm truyện tranh được thể hiện dưới dạng chữ viết và hình ảnh) được thể hiện bằng hình ảnh được vẽ ra và câu truyện được sáng tác bởi tác giả, không phải hình ảnh hay câu truyện mới chỉ xuất hiện trong tưởng tượng, trong tâm trí tác giả mà chưa được thể hiện ra bên ngoài bằng một hình thức nào đó.

Trong câu chuyện này, với nhận định của luật sư bên Phan Thị rằng “bà Phan Thị Mỹ Hạnh đã hình dung ra nhân vật trong đầu, trong tưởng tượng, trong thế giới tinh thần của bà Phan Thị Mỹ Hạnh” và ông Lê Linh là người thể hiện các hình dung đó và do đó bà Phan Thị Mỹ Hạnh là đồng tác giả với ông Lê Linh là không có căn cứ. Trong việc này, bà Phan Thị Mỹ Hạnh không thể chứng minh được các tưởng tượng trong đầu bà là có thật bằng cách nào và có giống với những gì ông Lê Linh thể hiện ra hay không. Do đó, việc ông Lê Linh đòi hỏi quyền lợi mình là tác giả duy nhất của các tác phẩm này, sáng tạo và được trả nhuận bút từ Phan Thị, là có căn cứ và lập luận rất rõ ràng.

Theo quan điểm của Tòa án Nhân dân Quận 1 (Tòa án sơ thẩm vụ việc này), Phan Thị đã trả nhuận bút cho Lê Linh, tức đã công nhận ông Lê Linh là tác giả. Tòa không chấp nhận quan điểm của bà Phan Thị Mỹ Hạnh cho rằng bà đã hình dung các nhân vật trong truyện và nhờ ông Lê Linh vẽ lại nên phải là đồng tác giả bởi vì Tòa nhận định rằng ý tưởng nếu không được thể hiện dưới dạng vật chất nhất định thì sẽ không được pháp luật bảo hộ quyền tác giả.

Đối tượng, định nghĩa là tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam? 

Theo quy định tại Điều 14 Luật Luật Sở hữu trí tuệ, các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói của người khác;

- Tác phẩm báo chí;

- Tác phẩm âm nhạc;

- Tác phẩm sân khấu;

- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra bằng phương pháp tương tự;

- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

- Tác phẩm nhiếp ảnh;

- Tác phẩm kiến trúc;

- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Định nghĩa của các đối tượng nêu trên được quy định chi tiết hơn trong Nghị định số 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ năm và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

Trong trường hợp “Thần đồng đất Việt”, tác phẩm là hình ảnh các nhân vật trong truyện (Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng), là cốt truyện (tác phẩm viết) và truyện (tác phẩm truyện tranh được thể hiện dưới dạng chữ viết và hình ảnh).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký bản quyền tác giả của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Thần đồng đất Việt: Bài học về quyền tác giả (Kỳ 1) - các khái niệm cơ bản được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Thần đồng đất Việt: Bài học về quyền tác giả (Kỳ 1) - các khái niệm cơ bản  có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Luật sư Nguyễn Thị Mai

Luật sư Nguyễn Thị Mai

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-thi-mai Luật sư Nguyễn Thị Mai là chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn dân sự, lao động, đất đai, hôn nhân gia đình.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.34570 sec| 1052.203 kb