Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến hiện nay. Để tiến hành hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các bên trong tranh chấp phải có thỏa thuận về việc đưa tranh chấp ra trọng tài. Tuy nhiên, ban đầu, thỏa thuận này thường không được các bên coi trọng. Do đó, trong nhiều trường hợp, thỏa thuận trọng tài bị tuyên bố vô hiệu. Bài viết sẽ chia sẻ những trường hợp vô hiệu của thỏa thuận trọng tài và những lưu ý cho các bên.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực được nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Trọng tài (Arbitration); cụ thể hơn là trọng tài thương mại (Commercial Arbitration) là một phương thức giải quyết tranh chấp (có thể về kinh doanh, lao động, thương mại). Trọng tài do các bên thỏa thuận, có thể được sử dụng thay thế cho phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống bằng Tòa án.
Theo Điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm 2010:
“1.Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.”
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp rất đơn giản, thủ tục linh hoạt, tiết kiệm thời gian. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài không công khai. Điều này giúp Doanh nghiệp giữ bí mật kinh doanh; tránh ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động động sản xuất.
Xem thêm thông tin liên quan tại đây: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng phương thức trọng tài
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đất đai, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Để có thể tiến hành giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các bên phải có thỏa thuận đưa vụ việc tranh chấp ra trọng tài từ trước. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc này không xảy ra được do thỏa thuận trọng tài đã bị vô hiệu. Cụ thể, các trường hợp đó bao gồm:
Theo đó, một trong các trường hợp làm vô hiệu thỏa thuận trọng tài là các tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của trọng tài quy định tại Điều 2, Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài:
“1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài”.
Theo quy định trên, nếu như các bên trong tranh chấp rơi vào 02 trường hợp trên, thì thỏa thuận trọng tài sẽ có hiệu lực. Trong khi đó, nếu tranh chấp không có tính chất thương mại thì việc thỏa thuận giữa hai bên có thể vô hiệu.
Người trực tiếp tham gia ký kết thỏa thuận trọng tài phải là người đại diện hợp pháp của các bên bao gồm đại diện đương nhiên và đại diện theo ủy quyền. Trường hợp đại diện theo ủy quyền thì người xác lập thỏa thuận phải có văn bản ủy quyền từ người có thẩm quyền giao. Thỏa thuận trọng tài mà ký kết bởi người không có thẩm quyền thì sẽ vô hiệu.
Thỏa thuận trọng tài là sự thống nhất dựa trên ý chí tự nguyện của các bên. Vì vậy chỉ những chủ thể có năng lực hành vi dân sự thì mới thể hiện được ý chí và sự tự nguyện một cách chính xác, đầy đủ nhất. Việc các chủ thể xác lập thỏa thuận không có năng lực hành vi dân sự sẽ làm vô hiệu thỏa thuận.
Nội dung của thỏa thuận trọng tài thì văn bản.Các loại hình văn bản khác (thư;điện báo; telex; fax; thư điện tử;...) cũng được coi là phù hợp. Nếu thỏa thuận không được xác lập bằng văn bản thì sẽ không tuân thủ quy định bắt buộc về hình thức. Do đó, thỏa thuận trọng tài sẽ bị vô hiêu.
Trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí; trung thực trong việc xác lập; thực hiện quyền; nghĩa vụ dân sự. Không bên nào được lừa dối bên nào. Do đó, việc một thỏa thuận được xác lập nhưng do bị ép buộc, mua chuộc, dụ dỗ khiến bên kia xác lập thỏa thuận trái ý muốn, giao dịch dân sự đó sẽ vô hiệu. Tương tự, đối với một thỏa thuận dân sự như thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, nếu một hoặc các bên vi phạm tiêu chí thiện chí, nội dung đưa tranh chấp ra trọng tài sẽ vô hiệu.
Bên cạnh đó, để chấm dứt việc thực hiện giao dịch trái ý muôn, các bên cần có yêu cầu gửi Tòa án tuyên thỏa thuận đó vô hiệu.
Thỏa thuận trọng tài mang bản chất là một thỏa thuận dân sự. Do đó, thỏa thuận này phải tuân thủ các quy định của pháp luật của một thỏa thuận dân sự. Một trong số đó yêu cầu không được vi phạm điều cấm của pháp luật. Nếu thuộc vào các trường hợp cấm của pháp luật, thỏa thuận sẽ bị vô hiệu và việc giải quyết tranh chấp sẽ không được tiến hành.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm