Thủ tục đổi tên cho con được sinh ra tại nước ngoài như thế nào?

Bởi Trần Thu Thủy - 09/01/2020
view 538
comment-forum-solid 0
Thưa luật sư, xin hỏi: Em đang định cư ở nước ngoài và sinh bé ở nước ngoài. Em có làm giấy khai sinh cho bé ở Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài. Hiện giờ em có ý định muốn làm lại giấy khai sanh cho bé nhưng em không hiểu rõ em nên bắt đầu từ đâu. Do ngày xưa ba má chồng em vì muốn đi sang Pháp năm 1975, nên đã qua Malaysia ở và lấy tên họ Malaysia để sang Pháp.

Hiện tại, em thấy không hài lòng với tên họ của ai đó mà hiện nay chồng em là con trưởng vẫn mang cái tên họ giả đó. Giờ con em cũng mang tên họ đó. Lúc con em sinh ra thì em phải làm giấy khai sinh tại Đại sứ quán Việt Nam. Nay em muốn về Việt Nam và muốn làm lại giấy khai sinh mới cho bé mang tên dòng họ chính của chồng em thì thủ tục như thế nào?

Xin luật sư tư vấn giúp em, em xin chân thành cám ơn luật sư!

Trả lời tư vấn:

Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Luật Hộ tịch năm 2014

Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP ngày 30/6/20016 của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp.

2. Nội dung tư vấn

Theo quy định tại điều 3, Luật Hộ tịch 2014 về nội dung đăng ký hộ tịch bao gồm những vấn đề sau:

"Điều 3. Nội dung đăng ký hộ tịch

1. Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch: a) Khai sinh; b) Kết hôn; c) Giám hộ; d) Nhận cha, mẹ, con; đ) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; e) Khai tử."

Luật sư tư vấn pháp luật – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900.6198

Về phạm vi thay đổi hộ tịch được quy định tại Điều 26 của Luật hộ tịch năm 2014, gồm:

"1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.; 2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi".

Như vậy, để thay đổi tên của con trong Giấy khai sinh, bạn cần làm thủ tục thay đổi hộ tịch.

"Điều 7. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch

1. Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau: a) Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 3 của Luật này cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước; b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước; c) Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 3 của Luật này; d) Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này: a) Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này có yếu tố nước ngoài; b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc; c) Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật này.

3. Cơ quan đại diện đăng ký các việc hộ tịch quy định tại Điều 3 của Luật này cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài.

4. Chính phủ quy định thủ tục đăng ký khai sinh, kết hôn, nhận cha, mẹ, con, khai tử quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Theo đó, cơ quan đại diện thực hiện đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 của Luật hộ tịch, đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử theo quy định của pháp luật; cấp bản sao trích lục hộ tịch từ Sổ hộ tịch; cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Đối với những nước mà Việt Nam có từ hai Cơ quan đại diện trở lên thì thẩm quyền đăng ký hộ tịch thuộc Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự mà người yêu cầu cư trú. Đối với những nước chưa có Cơ quan đại diện thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại Cơ quan đại diện tại nước kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện thuận tiện nhất. (Điều 2 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP ngày 30/6/20016)

Theo thông tin bạn cung cấp, vợ chồng bạn đang định cư ở nước ngoài, nên bạn có thể làm thủ tục thay đổi hộ tịch ngay tại Cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước bạn định cư (Đại sứ quán). Bạn nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh. Để biết rõ hơn về thủ tục thay đổi hộ tịch cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Đại sứ quán Việt Nam tại nước đó.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.40888 sec| 998.906 kb