Tranh chấp đất đai là một dạng tranh chấp phổ biến trong xã hội hiện nay. Trên thực tế, tranh chấp này thường được giải quyết bằng nhiều phương thức. Trong đó, phương pháp hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã giúp lợi ích của các chủ thể trong tranh chấp và vẫn giữ được tình đoàn kết cộng đồng.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hình sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp dân sự rất phức tạp. Vì là một tài sản giá trị; tranh chấp này có ảnh hưởng lớn đến quyền và nghĩa vụ của nhiều chủ thể liên quan. Đồng thời, còn có ảnh hưởng đến cả Nhà nước.
Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định tranh chấp đất đai được hiểu là: Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất. Tranh chấp xảy ra giữa hai hoặc nhiều chủ thể liên quan đến đất đai.
Đây là những bất đồng; mâu thuẫn về quyền, lợi ích giữa những người sử dụng đất. Theo nghĩa rộng, các tranh chấp bao gồm:
Khi tranh chấp đất đai xảy ra, nhu cầu tất yêu phải giải quyết. Hiện nay, pháp luật đất đai liệt kê nhiều phương thức giải quyết tranh chấp này. Trong đó, có biện pháp hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013.
Hòa giải là một phương pháp giải quyết linh hoạt, mềm dẻo. Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 giải thích: ”Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”.
Có thể thấy, đây là một biện pháp nhằm giúp các bên tìm ra giải pháp thống nhất; tháo gỡ các mâu thuẫn; bất đồng quan điểm trên cơ sở tự nguyện; tự thỏa thuận.
Xem thêm thông tin liên quan tại: Giải quyết tranh chấp đất đai trong một số trường hợp
Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định: “Đối với các tranh chấp về “ai là người có quyền sử dụng đất” mà chưa được hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa đủ điều kiện khởi kiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật TTDS năm 2015.”
Quy định trên cho thấy, tranh chấp về chủ thể của quyền sử dụng đất là loại tranh chấp bắt buộc phải hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Tranh chấp còn lại không bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã, thay vào đó thể lựa chọn phương thức Tòa án.
Khi có đơn yêu cầu hòa giải của các bên, Ủy ban nhân dân cấp xã có tiến hành thực hiện các công việc sau:
Thứ nhất, thực hiện thẩm tra, xác minh nguyên nhân tranh chấp. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thu thập giấy tờ, tài liệu liên quan về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất.
Thứ hai, Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai được thành lập.
Thứ ba, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức hòa giải. Các bên tham gia bao gồm: thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Thứ tư, kết quả buổi hòa giải được lập thành văn bản. Bao gồm các nội dung: Thời gian; địa điểm hòa giải; thành phần tham dự; nội dung tranh chấp; nội dung các bên thỏa thuận.
Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, các bên có ý kiến với nội dung khác với nội dung biên bản hòa giải trên, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm