Thủ tục làm sổ đỏ là thủ tục hành chính mà người sử dụng đất khó thực hiện. Người sử dụng đất cần chuẩn bị hồ sơ phức tạp, nộp lệ phí Nhà nước, nộp hồ sơ và chờ kết quả trong thời gian dài. Dưới đây là tổng hợp các thông tin quan trọng về sổ đỏ cần lưu ý.
Luật gia Nguyễn Thị Mai - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198
Sổ đỏ (không phải thuật ngữ pháp lý) là tên gọi phổ biến của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử đụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.
Như vậy, sổ đỏ được hiểu là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của chủ sở hữu.
Lưu ý: Từ sổ đỏ không phải thuật ngữ pháp lý. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết, tác giả vẫn sử dụng nhằm tiếp cận thông tin đến người đọc một cách thuận tiện, dễ dàng.
Thông thường một sổ đỏ thường có 4 mặt tương đương với 4 mặt giấy A4. Nội dung của Sổ đổ thường đề cập đến các thông tin về:
(i) Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen;
(ii) Thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú: Ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.
(iii) Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
(iv) Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.
Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:
a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất
Khi rơi vào một trong các trường hợp nêu trên, người được cấp sổ đỏ phải có thêm các giấy tờ theo quy định tại các Điều 100, 101 Luật Đất đai năm 2013.
Theo quy định tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP, người dân có thể đến 03 cơ quan sau để nộp hồ sơ và nhận kết quả hồ sơ cấp, cấp đổi, cấp lại Sổ đỏ:
Một là, Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Hai là, trường hợp địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì người dân đến cơ quan sau:
+ Nếu là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh.
+ Còn nếu là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
Ba là, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nếu có nhu cầu thì có thể nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
Tuỳ thuộc vào từng trường hợp đủ điều kiện được cấp sổ đỏ, người sử dụng đất chuẩn bị hồ sơ bao gồm giấy tờ, tài liệu dưới đây:
(i) Đơn đăng ký, cấp sổ đỏ theo mẫu.
(ii) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất (nêu trên).
(iii) Giấy tờ về tài sản gắn liền với đất: Giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận công trình xây dựng không phải là nhà ở; chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm (nếu có tài sản và có yêu cầu chứng nhận quyền sở hữu).
(iv) Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính: Biên lai nộp thuế, tiền sử dụng đất…; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
(v) Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, căn cước công dân,…
Thủ tục làm sổ đỏ khá phức tạp. Người dân thường gặp khó khăn ngay từ bước chuẩn bị hồ sơ như không đầy đủ giấy tờ, tài liệu cần thiết dẫn đến mất nhiều thời gian, công sức. Dưới đây là trình tự, thủ tục làm sổ đỏ cơ bản nhất, quá trình thực hiện thủ tục làm sổ đỏ có thể phát sinh một số yêu cầu, tuỳ thuộc vào từng trường hợp được cấp sổ đỏ theo quy định pháp luật.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Hộ gia đình, cá nhân có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu. Địa phương nào đã thành lập Bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung trong thời hạn 03 ngày làm việc. Nếu hồ sơ đầy đủ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận và đưa lại phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thông báo các khoản tiền phải nộp cho hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu cấp Sổ đỏ.
Hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ đóng các khoản tiền theo quy định. Khi nộp tiền xong thì giữ hóa đơn, chứng từ để xác nhận việc đã thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trao sổ đỏ cho người được cấp đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc gửi sổ đỏ cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã.
Người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất nếu thuộc một trong các trường hợp:
(i) Được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.
(ii) Được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
(iii) Được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.
Ngoài nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, người đăng ký cấp sổ đỏ còn phải nộp các nghĩa vụ sau:
(i) Lệ phí trước bạ bằng 0,5% tính trên bảng giá đất (cấp tỉnh ban hành).
(ii) Thuế thu nhập cá nhân (nếu có chuyển nhượng) được tính bằng 2% trên giá trị chuyển nhượng mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng chuyển nhượng.
(iii) Lệ phí cấp sổ đỏ và các nghĩa vụ khác.
Về thời gian giải quyết:
Thời hạn giải quyết không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, thời hạn là 40 ngày.
Theo Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi bị mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại.
Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo, hộ gia đình, cá nhân bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại.
Để rõ hơn các trình tự làm lại sổ đỏ, xem ngay tại đây!
Để kiểm tra sổ đỏ thật và sổ đỏ giả, người sở hữu sổ đỏ có thể căn cứ vào các biểu tượng trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bằng các phương pháp như soi đèn pin, soi kính lúp. Thường các biểu tượng trên sổ đỏ thật sẽ rõ nét, còn sổ đỏ giả sẽ bị mờ nét.
Kiểm tra các thông tin có bị tẩy xóa hay bôi mờ hay không: Số tờ, số thửa, mã vạch, Số vào sổ quyết định, Loại đất, Thời hạn, Hình thức sử dụng, Diện tích (bằng số, bằng chữ).
Để phân biệt thêm sổ đỏ và sổ hồng, xem ngay tại: Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng theo quy định mới nhất
Sổ đỏ hoàn toàn có thể đứng tên hai người bởi lẽ theo quy định của pháp luật mới nhất, sổ đỏ có thể đúng tên một hoặc nhiều người khác nhau. Các trường hợp sổ đỏ đứng tên hai người thường gặp trên thực tế là: vợ, chồng hợp pháp, 2 người không phải là vợ chồng mà là 2 người chung tiền mua 1 mảnh đất hoặc 2 người cùng được thừa kế, cho tặng,...
Trên bất cứ tờ sổ đỏ nào cũng có hạn sử dụng tương đương với hạn sử dụng đất.
Căn cứ theo Điều 67 Luật đất đai 2013 thì : Thời hạn giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối là 20 năm; đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất cho là 50 năm.
Điều 67 Luật đất đai 2013 cũng có nói rõ như sau:” Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt;”
Nếu hết thời hạn sử dụng thì người sử dụng không được mua bán, chuyển nhượng dựa trên sổ đỏ đó. Để có thêm thời gian sử dụng, người sử dụng đất có thể thực hiện các cách để gia hạn thêm thời gian sử dụng.
Nếu như sổ đỏ bị sai thông tin thì phải thực hiện thủ tục đính chính theo quy định tại Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.
- Bản gốc Sổ đỏ đã cấp
- Đơn đề nghị đính chính Sổ đỏ (áp dụng trong trường hợp phát hiện sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất).
Trường hợp do lỗi của cơ quan cấp Sổ thì chỉ cần nộp bản gốc Sổ đỏ đã cấp và yêu cầu cơ quan đó sửa lại thông tin.
Hộ gia đình, cá nhân là người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp hồ sơ cho Văn phòng đăng ký đất đai để được đính chính.
- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót;
- Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào Sổ đỏ đã cấp có sai sót; đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Văn phòng đăng ký đất đai trao Sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân.
Khi sổ đỏ đứng tên người đã mất thì ta sẽ thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ.
Để biết thêm thông tin về các vấn đề pháp lý liên quan đến sang tên sổ đỏ, xin mời bạn đọc tìm hiểu thêm tại: Sang tên sổ đỏ-những vấn đề pháp lý cần biết!
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm