Tất tần tật các vấn đề pháp lý về thừa kế cần biết

view 681
comment-forum-solid 0

Thừa kế là việc chuyển giao tài sản của cá nhân đã mất sang một cá nhân còn sống khác. Việc thừa kế cần được thực hiện theo quy định pháp luật.

tat-tan-tat-cac-van-de-phap-ly-ve-thua-ke-can-biet-tu-van-everest Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thừa kế là gì?

Hiện nay, pháp luật không đưa ra định nghĩa thừa kế là gì. Tuy nhiên, dựa vào các quy định liên quan, ta có thể hiểu thừa kế là một chế đinh pháp luật điều chỉnh việc chuyển giao tài sản của người chết cho người khác. Theo đó, pháp luật cũng quy định về phạm vi quyền, nghĩa vụ cũng như phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.

Đối tượng của thừa kế là tài sản, quyền tài sản thuộc quyền của người đã chết để lại. Tài sản có thể là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản.

Cần lưu ý, một số quyền tài sản gắn liền với nhân thân người để lại di sản không thể chuyển cho những người thừa kế.

Mỗi cá nhân đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình nhằm để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật hoặc hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Nếu người thừa kế không là cá nhân thì có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Phân loại thừa kế

Thừa kế theo di chúc

Một trong những loại hình thức thừa kế được pháp luật quy định hiện nay là thừa kế theo di chúc. Theo đó, cá nhân có ý định chuyển giao tài sản của mình cho người khác sau khi chết thì có thể lập di chúc để ghi lại nguyện vọng của mình.

Người lập di chúc phải là người thành niên và có đủ điều kiện theo quy định pháp luật. Pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi cũng được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc đó.

Nội dung và hình thức của di chúc phải tuân theo quy định pháp luật về thừa kế được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 và các văn bản pháp luật khác liên quan.

Lưu ý: Một di chúc chỉ được xem là hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015. Di chúc chỉ có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.

Thừa kế theo pháp luật

Nếu như cá nhân không để lại di chúc khi qua đời thì pháp luật cũng bảo đảm quyền thừa kế của cá nhân đó bằng hình thức thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế theo pháp luật nghĩa là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế sẽ do pháp luật quy định.

Quy định này sẽ góp phần đảm bảo thắt chặt hơn quyền lợi của những cá nhân không được hưởng phần di sản có trong di chúc của người chết để lại.

Người thừa kế là ai?

Người thừa kế là ai?

(i) Đối với trường hợp thừa kế theo di chúc: Người thừa kế là những cá nhân có tên trong di chúc và những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc được pháp luật quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015. Cụ thể là:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Các đối tượng trên vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.

(ii) Đối với trường hợp thừa kế theo pháp luật: Người thừa kế là những cá nhân được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 và người thừa kế thế vị được quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015

Lưu ý: Trường hợp thừa kế theo pháp luật thì những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu như không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Quyền của người thừa kế

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Đối với người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Theo quy định của pháp luật thì người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế. Từ chối quyền hưởng di sản thừa kế là một trong những quyền của một bên chủ thể trong quan hệ thừa kế hay người có quyền hưởng hưởng di sản thừa kế.

Việc từ chối nhận di sản thừa kế phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản được biết trước thời điểm phân chia di sản.

Lưu ý: Trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác thì không được pháp luật công nhận quyền này.

Nghĩa vụ của người thừa kế

Bên cạnh quyền thì người thừa kế phải có nghĩa vụ tương ứng quyền được người chết chuyển giao. Pháp luật quy định người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Pháp luật quy định mỗi người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Ngoài ra đối với trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng bắt buộc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như những người thừa kế là cá nhân.

tat-tan-tat-cac-van-de-phap-ly-ve-thua-ke-can-biet-tu-van-everest Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Người quản lý di sản trong thừa kế

Quy định về người quản lý di sản trong thừa kế

Theo quy định tại Điều 616 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.

Đối với di chúc không xác định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.

Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

Quyền của người quản lý di sản thừa kế

Pháp luật quy định người quản lý di sản sẽ có các quyền sau đây:

  • Thứ nhất: Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba có liên quan đến di sản thừa kế;
  • Thứ hai: Hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
  • Thứ ba: Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản di sản.

Bên cạnh đó, đối với người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật dân sự năm 2015 sẽ có quyền sau đây:

  • Thứ nhất: Được tiếp tục sử dụng di sản khi được sự đồng ý của những người thừa kế hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản;
  • Thứ hai: Được hưởng thù lao theo thỏa thuận;
  • Thứ ba: Được thanh toán chi phí bảo quản di sản thừa kế.

Đối với trường hợp không đạt được thỏa thuận về mức thù lao với những người thừa kế thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý.

Nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế

Người quản lý di sản có những nghĩa vụ sau đây:

  • Thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, lập danh mục di sản; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
  • Bảo quản di sản và thực hiện các hành vi làm tổn hại đến tài sản như: bán, tặng cho, cầm cố...hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;
  • Thông báo tình trạng di sản cho những người thừa kế;
  • Bồi thường thiệt hại khi vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
  • Giao lại di sản theo yêu cầu của những người thừa kế.

Đối với người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản thì có nghĩa vụ sau đây: thực hiện các nghĩa vụ tương tự như người quản lý di sản tại khoản 2 Điều 617 Bộ luật dân sự năm 2015.

Khi nào thì tiến hành mở thừa kế?

Theo quy định tại Điều 611 Bộ luật dân sự năm 2015 thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.

Đối với trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế được xác định như sau:

  • Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật nhưng không có tin tức xác thực là còn sống;
  • Chiến tranh biệt tích sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc nhưng không có tin tức xác thực là còn sống;
  • Bị tai nạn hoặc thảm họa, sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt nhưng không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
  • Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực đang còn sống.

Thời hiệu thừa kế

Thời hiệu thừa kế là thời hạn để người có quyền thừa kế được pháp luật công nhận quyền thừa kế. Khi hết thời hạn thừa kế thì người thừa kế không có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế.

Pháp luật quy định đối với bất động sản thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm và 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Ngoài ra, thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Phân chia di sản thừa kế như thế nào?

Họp mặt những người thừa kế

Việc họp mặt những người thừa kế sẽ được tiến hành sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố. Cụ thể, sẽ diễn ra các công việc sau đây

  • Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc
  • Cách thức phân chia di sản.

Lưu ý: Các thỏa thuận của người thừa kế phải được lập thành văn bản.

Thứ tự ưu tiên thanh toán

Việc thanh toán di sản thừa kế phải tiến hành theo đúng quy định pháp luật theo thứ tự sau đây:

  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng.
  • Tiền cấp dưỡng.
  • Chi phí bảo quản di sản.
  • Tiền trợ cấp cho người đang sống nương nhờ.
  • Tiền công lao động.
  • Tiền bồi thường thiệt hại đã gây ra.
  • Thuế, các khoản phải nộp khác vào ngân sách Nhà nước.
  • Các khoản nợ đối với cá nhân, pháp nhân.
  • Tiền phạt và các chi phí khác.

Trường hợp hạn chế phân chia di sản

Di sản chỉ được đem chia trong trường hợp sau một thời hạn nhất định khi hết thời hạn phân chia theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế.

Ngoài ra, di sản còn hạn chế phân chia trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.

Thủ tục phân chia di sản thừa kế

Thủ tục phân chia di sản thừa kế cần tiến hành theo các bước cơ bản như sau:

Bước 1. Nộp hồ sơ yêu cầu công chứng văn bản thoả thuận hoặc khai nhận di sản thừa kế đến tổ chức hành nghề công chứng.

tat-tan-tat-cac-van-de-phap-ly-ve-thua-ke-can-biet-tu-van-everest Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Hồ sơ gồm có các loại giấy tờ sau:

+ Phiếu yêu cầu thủ tục công chứng;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

+ Di chúc (nếu có);

+ Giấy tờ chứng minh nhân thân như: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh;

+ Giấy chứng tử của người mất.

Bước 2. Kiểm tra tính xác thực

thừa kế Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Tổ chức hành nghề công chứng sẽ xem xét, kiểm tra tính xác thực của các loại giấy tờ nêu trên.

Bước 3. Niêm yết tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi có di sản

thừa kế Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Tổ chức hành nghề công chứng niêm yết tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi có di sản thừa kế, trong thời hạn 15 ngày.

Bước 4. Công chứng và trả kết quả

thừa kế Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đất đai, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Sau thời gian niêm yết nếu không có khiếu nại, tố cáo, tổ chức hành nghề công chứng công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc khai nhận di sản thừa kế và trả kết quả công chứng cho người có yêu cầu.

Bước 5. Nộp hồ sơ lên Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Văn phòng đăng ký đất đai

thừa kế Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Sau khi hoàn tất các thủ tục tại tổ chức hành nghề công chứng, người yêu cầu phải nộp hồ sơ đến ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất hoặc Văn phòng đăng ký đất đai.

Hồ sơ gồm:

+ Văn bản khai nhận di sản thừa kế hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

+ Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Giấy chứng tử của người chết;

+ Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân gồm: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khảu, giấy khai sinh;

+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân.

Bước 6. Tiếp nhận hồ sơ

thừa kế Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đất đai, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

Bước 7. Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra hồ sơ Công ty Luật TNHH Evrest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:

+ Gửi thông tin địa chính đến Chi cục Thuế nhằm xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật;

+ Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận. Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận thì lập hồ sơ trình Sở Tài nguyên và Môi trường.

+ Điều chỉnh, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;

+ Trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.

Bước 8. Nộp lại bản chính hồ sơ

thừa kế Để có đáp án nhanh nhất về lĩnh vực pháp luật đất đai, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Người được cấp Giấy chứng nhận nộp lại bản chính hồ sơ theo quy định trước khi nhận Giấy chứng nhận.

Một số câu hỏi thường gặp

- Có được từ chối nhận di sản thừa kế không?

Theo như tác giả đã trình bày phía trên bài viết thì người thừa kế hoàn toàn có quyền từ chối nhận di sản thừa kế nhưng trừ trường hợp trốn tránh nghĩa vụ của mình.

- Tài sản không có người nhận thừa kế thì xử lý thế nào?

Điều 622 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, hoặc thừa kế theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về nhà nước".

Như vậy, tài sản không có người nhận thừa kế thì sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản thì số tài sản còn lại sẽ thuộc về nhà nước.

- Có được ủy quyền thừa kế không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì pháp luật cho phép ủy quyền để thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế hay còn gọi là ủy quyền thừa kế

Tham khảo mẫu giấy ủy quyền thừa kế tại đây

- Thừa kế thế vị là gì?

Thừa kế thế vị là việc cá nhân này đang thay thế một ai đó để được hưởng phần di sản mà đáng lẽ người trước đó được hưởng theo quy định Bộ Luật dân sự năm 2015

Xem thêm: bài viết về thừa kế thế vị

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các nội dung về thừa kế: tại đây

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn

Luật sư Nguyễn Bích Phượng

Luật sư Nguyễn Bích Phượng

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-bich-phuong/ Luật sư Nguyễn Bích Phượng có 4 năm kinh nghiệm làm việc tại Công ty Luật TNHH Everest: Xử lý các vụ án liên quan đến tranh chấp về thừa kế, hôn nhân- gia đình, dân sự, lao động, doanh nghiệp.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.62906 sec| 1163.109 kb