Theo quy định của pháp luật, khi tham gia giao thông bằng xe máy hay ô tô, chúng ta cần phải có bằng lái xe. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người tham gia giao thông tuy chưa có bằng lái xe nhưng vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy việc không có bằng lái xe sẽ ảnh hưởng như thế nào khi người tham gia giao thông gây tai nạn mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Bằng lái xe hay còn gọi là Giấy phép lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ mà cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân nào đó đã hoàn thành xong lớp học lấy bằng lái xe và đã thi kì thi và đạt đủ điểm để lấy được bằng lái xe. Việc có bằng lái xe cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng tùy vào loại bằng mà họ được cấp.
Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900.6198
Để lấy được bằng lái xe, bạn phải đáp ứng các điều kiện như sau:
– Bạn là công dân Việt Nam,nếu là người nước ngoài thì phải được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
– Bạn phải đủ tuổi tùy vào hạng bằng lái xe mà bạn dự thi(tính đến ngày dự sát hạch lái xe), đáp ứng đủ điều kiện về sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; trong trường hợp người học để nâng hạng bằng lái xe, bạn có thể học trước kiến thức nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
– Đối với người học để nâng hạng bằng lái xe, bạn phải có đủ thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
+ Đối với hạng B1 số tự động lên B1: bạn phải có thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
+ Đối với nâng hạng bằng lái xe B1 lên B2: bạn phải có thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
+ Đối với nâng hạng bằng lái xe B2 lên C hay C lên D, hoặc từ D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; từ các hạng D, E lên FC: bạn phải có thời gian hành nghề lái xe từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
+ Đối với trường hợp nâng hạng bằng lái xe từ hạng B2 lên D, C lên E: bạn phải có thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
Xem thêm bài viết tại: Gây rối trật tự công cộng
Đối với cơ quan có thẩm quyền cấp bằng lái xe, theo Điều 29 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định về các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép lái xe gồm có:
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam: là nơi Cấp Giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước.
- Sở Giao thông vận tải: là nơi Cấp Giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đối với độ tuổi được cấp bằng lái xe, theo Điều 59 và Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về độ tuổi để được cấp bằng lái xe như sau:
- Đối với hạng A1, A2, A3, A4, B1, B2: bạn phải đủ 18 tuổi trở lên mới đủ điều kiện về độ tuổi để được cấp bằng lái xe
- Đối với hạng C: bạn phải đủ 21 tuổi trở lên mới đủ điều kiện về độ tuổi để được cấp bằng lái xe
- Đối với hạng D: bạn phải đủ 24 tuổi trở lên mới đủ điều kiện về độ tuổi để được cấp bằng lái xe
- Đối với hạng E: bạn phải đủ 27 tuổi trở lên mới đủ điều kiện về độ tuổi để được cấp bằng lái xe
- Đối với hạng FB2: bạn phải đủ 21 tuổi trở lên mới đủ điều kiện về độ tuổi để được cấp bằng lái xe
- Đối với hạng FD: bạn phải đủ 27 tuổi trở lên mới đủ điều kiện về độ tuổi để được cấp bằng lái xe
- Đối với hạng FE: bạn phải đủ 27 tuổi trở lên mới đủ điều kiện về độ tuổi để được cấp bằng lái xe
- Đối với hạng FC: bạn phải đủ 24 tuổi trở lên mới đủ điều kiện về độ tuổi để được cấp bằng lái xe
Xem thêm bài viết tại: Luật hình sự mới nhất
Thứ nhất, người mà tham gia giao thông đường bộ nhưng lại vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ dẫn đến gây thiệt hại cho người khác mà thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hay bị áp dụng hình phạt phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a)Nếu người đó làm chết người;
b) Nếu người đó gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Nếu người đó gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Nếu người đó gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Thứ hai, người nào phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị áp dụng hình thức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu;
a) Người phạm tội không có bằng lái xe theo quy định;
b) Người phạm tội trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Người phạm tội bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Người phạm tội không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Người phạm tội làm chết 02 người;
e) Người phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Người phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
Thứ ba, người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, nếu:
a) người phạm tội làm chết 03 người trở lên;
b) người phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) người phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Thứ tư, người phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, hay bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”.
+ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm
+ Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
+ Bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm nếu điều động người không có bằng lái xe tham gia giao thông đường bộ
+ Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
+ Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
+ Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
+ Người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Xem thêm bài viết tại: Tội vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm