Tổng hợp những tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng phổ biến nhất hiện nay!

view 307
comment-forum-solid 0

Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng phổ biến nhất hiện nay giúp mọi người biết thêm thông tin vấn đề trên.

Tổng hợp những tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng phổ biến nhất hiện nay! Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thế nào là tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng? Đặc điểm của tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng? 

Tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng được xem là các hành vi mang tính chất nguy hiểm ảnh hưởng xã hội, xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước về vấn đề an toàn công cộng.

Tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự năm 2015 chương XXI từ điều 260 đến điều 329 và được chia thành 4 mục như sau:

(i) Mục 1: Tội xâm phạm an toàn công cộng trong giao thông đường bộ (theo quy định từ Điều 260 đến Điều 284);

(ii) Mục 2: Tội phạm an toàn công cộng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông (từ Điều 285 đến Điều 294);

(iii) Mục 3: Các loại tội phạm khác về xâm phạm an toàn công cộng (từ Điều 295 đến Điều 317);

(iv) Mục 4: Tội phạm xâm phạm khác trong trật tự công cộng (từ Điều 318 đến Điều 329).

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được pháp luật quy định, hướng dẫn cụ thể tại Điều 260 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ban hành ngày 27/11/2015:

(i) Người tham gia giao thông đường bộ nếu có hành vi vi phạm các quy định về tội xâm phạm an toàn công cộng trong giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị tiến hành xử phạt hành chính với mức tiền từ 30.000.000 đồng cho đến 100.000.000 và phải cải tạo không giam giữ trong thời hạn lên đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm cho đến 05 năm:

Trường hợp làm chết 01 người hoặc gây thương tích làm tổn hại đến sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổng thương cơ thể từ 61% trở lên;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe đối với 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% lên đến 60%;

Trường hợp có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại ảnh hưởng đến sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% lên đến 121%

Thiệt hại về mặt tài sản với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

(ii) Bị phạt tù từ 03 năm cho đến 10 năm đối với những trường hợp phạm tội sau đây:

Không cung cấp được giấy phép lại xe theo quy định của pháp luật.

Tham gia giao thông trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc sử dụng ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác bị pháp luật cấm sử dụng;

Trường hợp gây tai nạn rồi bỏ trốn khỏi hiện trường để chối bỏ trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người gặp nạn;

Không chấp hành tuân thủ theo hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn tham gia giao thông;

Trường hợp gây tai nạn làm chết 02 người;

Hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại ảnh hưởng đến sức khỏe của 02 người với tỷ lệ thương tật của mỗi người là 61% trở lên;

Trường hợp gây thương tích hoặc tổn hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% cho đến 200%;

Thiệt hại về mặt tài sản với số tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

(iii) Đối với các hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây sẽ bị áp dụng mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

Gây tai nạn làm chết 03 người trở lên;

Trường hợp gây thương tích hoặc tổn hại về mặt sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 61% trở lên ở mỗi người;

Để lại thương tích hoặc gây tổn hại ảnh hưởng đến sức khỏe của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên;

Thiệt hại về mặt tài sản với số tiền từ 1.500.000.000 đồng trở lên.

(iv) Trường hợp người tham gia giao thông đường bộ vi phạm các quy định của pháp luật về tội xâm phạm an toàn công cộng trong giao thông đường bộ gây thương tích hoặc tổn hại ảnh hưởng đến sức khỏe cho 01 người với mức tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% lên đến 60% hoặc gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% lên đến 60% sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền từ 30.000.000 đồng lên đến 100.000.000 đồng hoặc bị xử phạt cải tạo không giam giữ lên đến 03 năm.

(v) Hành vi vi phạm các quy định về tội xâm phạm an toàn công cộng trong giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến để lại hậu quả gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng lên đến 50.000.000 đồng, xử phạt cải tạo không giam giữ trong thời hạn 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng lên đến 01 năm.

(v) Người phạm tội liên quan đến tội xâm phạm an toàn công cộng còn có thể bị nghiêm cấm đảm nhiệm các chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm các công việc nhất định trong thời gian từ 01 năm đến 05 năm theo quy định ban hành.

Tội cản trở giao thông đường bộ

Hành vi cản trở giao thông đường bộ là gì?

(i) Thực hiện các hành vi phạm tội xâm phạm an toàn công cộng như tự ý đào, khoan, xẻ khi chưa được sự cho phép tại các công trình giao thông đường bộ. Việc này được thể hiện thông qua việc tiến hành các hoạt động đào, xẻ, khoan các công trình giao thông mà không được sự cho phép từ phía người hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền; lấy cát, đá hoặc cản trở hoạt động lưu thông bình thường của các loại phương tiện trên.

(ii) Tự ý đặt trái phép các chướng ngại vật gây cản trở làm đến quá trình tham gia giao thông được thể hiện thông qua các hành vi đặt chướng ngại vật như đất, đá, gạch,... lên các tuyến đường giao thông như đường quốc lộ, tỉnh lộ mà không được sự cho phép từ phía người hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

(iii) Hành vi tự ý tháo dỡ, di chuyển trái phép làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo, các loại thiết bị có chức năng đảm bảo về xâm phạm an toàn công cộng trong giao thông đường bộ khi chưa được cho phép được thể hiện thông qua các hành vi sau:

Tháo dỡ: được xem là hành vi làm mất đi tác dụng của các biển báo hiệu, các thiết bị an toàn công cộng trong giao thông đường bộ (nhưng chưa phá hủy)

Tự ý di chuyển trái phép: Di dời, thay đổi vị trí các biển báo hiệu, các thiết bị an toàn công cộng trong giao thông đường bộ trong trường hợp chưa được sự cho phép.

Làm sai lệch nội dung quy định trên biển báo hiệu hay các thiết bị an toàn công cộng trong giao thông đường bộ;

Che khuất: là hành vi làm khuất đi tầm quan sát của các biển báo, thiết bị an toàn công cộng trong giao thông đường bộ từ mọi phía.

Phá hủy: được xem là hành vi làm mất đi chức năng chỉ dẫn của các biển báo hiệu an toàn công cộng.

(iv) Hành vi mở đường giao cắt trên đường bộ, đường có dải phân cách một cách trái phép. Thể hiện qua việc mở đường giao thông cắt ngang qua các trục đường chính hoặc mở đường cắt ngang các đường có dải phân cách mà chưa được thông qua sự đồng ý của người hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

(vi) Xảy ra hành vi lấn chiếm, chiểm dụng vỉa hè, lòng đường ảnh hưởng đến an toàn công cộng.

(vii) Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ

(viii) Có hành vi vi phạm các quy định về vấn đề bảo đảm an toàn công cộng trong giao thông khi tham gia thi công trên đường bộ.

(ix) Phát sinh các hành vi khác (ngoài các hành vi quy định trên) gây cản trở, làm ảnh hưởng đến an toàn công cộng trong giao thông đường bộ.

Các hành vi phạm tội xâm phạm an toàn công cộng nêu trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây thiệt hại đến tính mạng hoặc gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản của người khác. Đây chính là dấu hiệu cấu thành cơ bản của những tội này.

Hình phạt đối với hành vi cản trở giao thông đường bộ 

Mức hình phạt của tội xâm phạm an toàn công cộng này được chia thành ba khung như sau:

Khung một (khoản 1)

Tiến hành xử phạt hành chính với số tiền từ 30.000.000 đồng cho đến 100.000.000 đồng và phạt cải tạo không giam giữu đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

(i) Gây chết người;

(ii) Để lại thương tích hoặc gây tổn hại ảnh hưởng đến sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;

(iii) Hành vi gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe của 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% lên đến 121%;

(iv) Để lại thiệt hại về mặt tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung hai (khoản 2)

Bị xử phạt hành chính từ 100.000.000 đồng lên đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm lên đến 07 năm nếu phạm tội xâm phạm an toàn công cộng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

(i) Tại đèo, dốc, đường cao tốc hoặc các đoạn đường nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn;

(ii) Xảy ra tai nạ làm chết 02 người;

(iii) Trường hợp gây ra thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của 02 người trở lên với tổng mức tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

(iv) Gây thiệt hại về mặt tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Khung ba (khoản 3)

Phạt tù từ 05 năm lên đến 10 năm áp dụng đối với những trường hợp phạm tội xâm phạm an toàn công cộng sau đây:

(i) Trường hợp làm chết 03 người trở lên;

(ii) Gây thương tích hoặc tổn hại ảnh hưởng đến sức khỏe của 03 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên.

(iii) Để lại thiệt hại về mặt tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên

Khung bốn (khoản 4)

Gây cản trở làm ảnh hưởng đến an toàn công cộng trong giao thông đường bộ trong các trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến để lại hậu quả được quy định cụ thể tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 261 nếu không có các biện pháp ngăn chặn một cách kịp thời sẽ bị xử phạt hành chính với mức tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc bị xử phạt cải tạo không giam giữ với thời hạn lên đến 01 năm 

Đua xe trái phép bị xử lý như thế nào?

Đua xe trái phép được xếp vào hành vi phạm tội xâm phạm an toàn công cộng vi phạm pháp luật. Người vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự phụ thuộc vào tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi dựa theo những quy định của pháp luật ban hành. Cụ thể như sau:

Xử lý hành chính

Theo quy định cụ thể tại Điều 34 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, hành vi đua xe trái phép chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt hành chính với mực tiền phạt lên đến 10.000.000 đồng, ngoài ra còn bị tịch thu phương tiện, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe với thời hạn lên tới 05 tháng và bị tiến hành tịch thu phương tiện.

Xử lý hình sự

Nếu người có hành vi đua xe trái phép có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm sẽ bị tiến hành xử lý hình sự về Tội đua xe trái phép theo quy định tại Điều 266 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, với hình phạt tù cao nhất lên đến 20 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị xử phạt với số tiền lên đến 50.000.000 đồng

Người có hành vi đua xe trái phép sẽ bị xử lý hình sự nếu đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm về Tội đua xe trái phép dựa theo quy định cụ thể tại Điều 266 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, với hình phạt tù cao nhất lên đến 20 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng

Có thể bạn quan tâm: Đua xe trái phép

Tội gây rối trật tự công cộng

Theo Điều 318 Bộ luật hình sự năm 2015 ban hành quy định về Tội gây rối trật tự công cộng như sau:

Trường hợp người có hành vi gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến xâm phạm an toàn công cộng, trật tự xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này trước đây hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được tiến hành xóa án tích nhưng vẫn vi phạm lại sẽ bị phạt hành chính với số tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, và phạt cải tạo không giam giữ với thời gian lên đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Bị phạt tù từ 02 năm lên đến 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp phạm tội xâm phạm an toàn công cộng quy định sau đây:

(i) Phạm tội xâm phạm an toàn công cộng có tổ chức;

(ii) Sử dụng vũ khí, hung khí hoặc có các hành vi phá phách;

(iii) Hành vi gây cản trở giao thông ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc gây đình trệ các hoạt động công cộng;

(iv) Xúi giục người khác thực hiện hành vi gây rối;

(v) Hành vi hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

(vi) Tái phạm nguy hiểm

Mời bạn xem chi tiết hơn về: Gây rối trật tự công cộng

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Luật sư Nguyễn Thị Mai

Luật sư Nguyễn Thị Mai

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-thi-mai Luật sư Nguyễn Thị Mai là chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn dân sự, lao động, đất đai, hôn nhân gia đình.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.27399 sec| 1108.078 kb