Bầu dồn phiếu là cách thứ bầu cử độc đáo trong công ty cổ phần. Bầu dồn phiếu được coi là công cụ pháp lý quan trọng và riêng có của công ty cổ phần giúp bảo vệ các cổ đông nhỏ. Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã bỏ việc bắt buộc phải bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát theo phương thức dồn phiếu. Nếu doanh nghiệp bỏ phương thức bầu cử này, mà chuyển sang phương thức bầu thông thường theo hình thức biểu quyết, thì nhóm cổ đông thiểu số gần như không có cơ hội bầu đại diện của mình vào cơ quan quản trị và kiểm soát doanh nghiệp.
Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
Bầu dồn phiếu là một phương thức bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, một cổ đông sẽ được quyền nhân số cổ phẩn của mình với số thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát để ra số phiếu biểu quyết, rồi dồn toàn bộ số phiếu biểu quyết cho một hoặc vài ứng viên. Mục đích cơ bản của phương thức bầu của này là tăng cường sự hiện diện của các cổ đông thiểu số trong Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của công ty cổ phần, đảm bảo điều hòa được quyền hành và kiểm soát giữa các nhóm cổ đông với nhau.
Giả sử, công ty cổ phần X có các cổ đông A, B, C, D có tỷ lệ cổ phần lần lượt là 70%, 10%, 15%, 5% và trong nhiệm kỳ này công ty sẽ bầu ra 05 thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT). Theo cách bầu thông thường, cổ đông sẽ có số phiếu biểu quyết bằng với số cổ phần họ nắm giữ, chắc chắn 5 thành viên HĐQT nhiệm kỳ này sẽ do hoàn toàn cổ đông nắm 70% chọn lựa mà không cần ý kiến của hai cổ đông còn lại. Bởi lẽ: đơn giản, theo quy định tại khoản 1 điều 144 Luật Doanh nghiệp năm 2014 chỉ cần ít nhất 65% phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp chấp thuận là nghị quyết sẽ được thông qua; thế mà, cổ đông A nắm tỷ lệ lớn đã chiếm tới 70%. Ngược lại, với cách thức bầu dồn phiếu, kết quả là hoàn toàn khác. Theo đó, tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông sẽ tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu của họ nhân với số thành viên được bầu của HĐQT.
Lúc này, tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông trong công ty X sẽ được tăng lên 05 lần tương ứng với số thành viên HĐQT của nhiệm kỳ mới, vì thế tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông A, B, C, D lần lượt sẽ là 350%, 50%, 75% và 25%. Khi đó, cổ đông A với 70% cổ phần tương ứng với 350% số phiếu tối đa chỉ dồn được cho 3 ứng viên, bởi ba cổ đông B, C và D có tổng số phiếu đạt 150% hoàn toàn có thể dồn phiếu cho 2 ứng viên còn lại cạnh tranh vị trí thành viên HĐQT ở nhiệm kỳ tới. Như vậy, kết quả là trong 05 thành viên HĐQT, có 3 cổ đông là do cổ đông A chọn ra, 2 cổ đông còn lại do cổ đông B, C, D chọn ra. Có thể nói, bầu dồn phiếu là công cụ quan trọng để các cổ đông nhỏ, dù được coi là bình đẳng về nguyên tắc đầu tư một cách hình thức nhưng luôn luôn có xu hướng bị lấn át và “nuốt chửng” bởi những cổ đông lớn.
Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác, việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu.
Với mục đích là bảo vệ sự hiện diện của nhóm cổ đông nhỏ, yếu thế, trong đó, cổ đông có quyền sử dụng toàn bộ số phiếu của mình cho một ứng viên, thậm chí là một số ứng viên với tỷ lệ phiếu không bắt buộc phải bằng nhau. Người trúng cử HĐQT hay Ban kiểm soát sẽ tùy thuộc vào vị trí của họ trong bảng kết quả bầu cử. Vì điểm ưu việt này, pháp luật cần có những quy định cụ thể để khai thác tốt nhất công dụng của hình thức bầu cử này.
Thứ nhất, cách thức xác định số phiếu bầu của cổ đông theo công thức: Tổng số phiếu bầu = Tổng số cổ phần nắm giữ x số thành viên HĐQT hay Ban kiểm soát. Ví dụ: Số lượng thành viên bầu vào Hội đồng quản trị là 5 người (trong số 6 người được giới thiệu để bầu vào Hội đồng quản trị), vào Ban Kiểm soát là 3 người (trong số 4 người được giới thiệu). Ông X là cổ đông nắm giữ 1.000 cổ phần có quyền biểu quyết. Như vậy, số phiếu bầu Hội đồng quản trị của ông X là (1.000*5) = 5.000 phiếu và Ban Kiểm soát là (1.000*3) = 3.000 phiếu.
Thứ hai, cách thức bỏ phiếu: mỗi cổ đông trên cở sở xác định số lượng phiếu bầu cử của mình tiến hành phân phối toàn bộ hoặc một phần tổng số quyền bầu cử của mình cho một hoặc một số ứng viên, trong đó số lượng phân phối cho mỗi ứng viên có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào sự tín nhiệm đối với ứng viên đó.
Thứ ba, người trúng cử được xác định theo vị trí của ứng viên trên bảng xếp hạng số lượng phiếu bầu hợp lệ dành cho mình từ cao xuống thấp. Người trúng cử phải đạt được số phiếu hợp lệ tương ứng với ít nhất 1 quyền bầu cử của tất cả các cổ đông dự họp; và được nhiều phiếu hơn tính theo thứ tự số phiếu đạt được từ cao xuống thấp đến đủ số người trúng cử theo quy định. Nếu có nhiều ứng viên ngang số phiếu bầu làm cho việc chọn ra đủ số thành viên cần bầu không thực hiện được thì số ứng viên đó có phải bầu lại để chọn ra số còn thiếu sau khi các ứng viên có số phiếu bầu cao hơn đã được trúng cử. Việc bầu lại cũng vẫn theo nguyên tắc bầu dồn phiếu (căn cứ theo khoản 3 điều 144 Luật Doanh nghiệp 2014).
Nói tóm lại, bầu dồn phiếu là công cụ cực kỳ hữu hiệu mà pháp luật doanh nghiệp trao vào tay các cổ đông nhỏ của công ty cổ phần. Thế nhưng, không phải cổ đông nào cũng hiểu rõ và sử dụng tốt nó để bảo vệ quyền lợi và quyết định đến sự phát triển doanh nghiệp của mình.
Luật sư Nguyễn Hoài Thương - Luật sư Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Dịch vụ pháp lý tư vấn về doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest: (i) tư vấn, hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng về các vấn đề khác trong lĩnh vực doanh nghiệp; (ii) đại diện theo ủy quyền của khách hàng để thực hiện công việc; (iii) hỗ trợ dịch thuật, xác nhận giấy tờ và giúp đỡ về pháp luật khác.
Với hệ thống đối tác liên quan đến dịch vụ doanh nghiệp: tư vấn pháp luật lao động, tư vấn doanh nghiệp, tư vấn thuế - kế toán… Công ty Luật TNHH Everest có thể hỗ trợ khách hàng các giải pháp tổng thể.
Với mạng lưới chi nhánh, đại lý tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nha Trang, Hồ Chí Minh…, cùng với việc áp dụng công nghệ, xây dựng các gói dịch vụ pháp lý đa dạng, Công ty Luật TNHH Everest có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng với chất lượng tốt, thời gian nhanh và chi phí hợp lý.
Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Hoài Thương - Luật sư Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
Xem thêm: Dịch vụ thư ký luật dành cho doanh nghiệp, Dịch vụ pháp lý thường xuyên dành cho doanh nghiệp
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm