Các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định mới nhất

Bởi Trần Thu Thủy - 27/12/2019
view 846
comment-forum-solid 0
Nguyên tắc của việc kết hôn là sự tự nguyện từ hai phía. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào kết hôn cũng là hợp pháp.

Căn cứ khoản 2 điều 5 và điểm d khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc cấm kết hôn trong các trường hợp sau đây:

Cấm kết hôn giả tạo

Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có những định nghĩa rất cụ thể về kết hôn giả tạo (khoản 11 điều 3) theo đó: “Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.”

Trong thực tế hiện nay không hiếm những trường hợp kết hôn giả tạo. Khi đó, hai bên ký một hợp đồng hoặc thỏa thuận ngầm để khai thác lỗ hổng pháp lý hay kẽ hở của pháp luật với nhiều hình thức tinh vi khác nhau. Một cạp vợ chồng có thể kết hôn vì những lí do để xuất nhập cảnh, cư trú hay nhập quốc tịch. Ví dụ như nhiều nước trên thế giới sẽ cấp quyền cho mọi công dân khi công dân này cưới công dân sở tại, và công dân có nhân khẩu hay hộ khẩu sở tại có thể bảo lãnh cho người thân trên cơ sở kết hôn có thể nhập cảnh, nhập hộ khẩu... . Nếu có bằng chứng nào cho rằng việc kết hôn là giả tạo thì cơ quan chức năng tiến hành xử lý, cũng như hủy bỏ hoặc thu hồi giấy chứng nhận kết hôn.

Luật sư tư vấn pháp luật – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900.6198

Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng kết hôn với người đang có chồng, có vợ.

Hiến pháp năm 2013 tại khoản 1 Điều 36 đã quy định hôn nhân phải theo nguyên tắc một vợ, một chồng. Điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cấm kết hôn trong trường hợp “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”. Theo quy định này, chỉ những người chưa kết hôn hoặc những người đã kết hôn nhưng vợ hoặc chồng họ đã chết hoặc vợ chồng đã ly hôn thì mới có quyền kết hôn. Từ đó có thể hiểu rằng những người đang có vợ, có chồng bị cấm kết hôn với nhau và cũng bị cấm kết hôn với những người không có chồng, có vợ. Người đang có vợ hoặc có chồng được hiểu là người đã kết hôn theo đúng quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn, đã đăng kí kết hôn và quan hệ hôn nhân của họ chưa bị chấm dứt do ly hôn hoặc do một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Xuất phát từ bản chất chế độ hôn nhân một vợ một chồng, chỉ có hôn nhân một vợ một chồng mới bảo đảm tính bền vững và hạnh phúc gia đình, vợ chồng mới thực sự yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 còn cấm người có vợ hoặc chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ hoặc có chồng chung sống với người đã có vợ hoặc có chồng. Thực trạng của việc “ngoại tình” trong xã hội ngày nay không còn là điều mới lạ, có rất nhiều người đã có vợ hoặc có chồng nhưng lại phát sinh tình cảm với người khác, sau đó chung sống với người khác như vợ chồng. Đây là hành vi vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng. Sự vi phạm này không chỉ ở khía cạnh đạo đức mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, cần bị pháp luật cấm và có những hình thức xử phạt đối với người có vi phạm

Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

Điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cấm kết hôn trong trường hợp: “Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”

Những người có cùng dòng máu về trực hệ là: những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau [khoản 17 Điều 3]. Như vậy, người có cùng dòng máu về trực hệ có thể là: cha mẹ với con, ông bà với cháu, cụ với chắt ...

Những người có họ trong phạm vi ba đời là : những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ , cùng cha khác mẹ , cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba [ Khoản 18 Điều 3]

Cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng

Điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về trường hợp cấm kết hôn “Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”

Pháp luật cấm những người này kết hôn với nhau để đảm bảo thuần phong mỹ tục phù hợp với đạo đức xã hội và truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Hơn nữa, về phía các nhà làm luật thi quy định này còn ngăn chặn được những trường hợp lợi dụng mối quan hệ phụ thuộc để ép buộc đối phương kết hôn với mình. Đây là một quy định đúng đắn, bảo đảm thuần phong mỹ tục của dân tộc và bảo đảm thực hiện các nguyên tắc của cuộc sống, nhằm làm ổn định mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Đây vừa là quy định của pháp luật vừa là quy tắc đạo đức

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.22873 sec| 1014.813 kb