Không phụ thuộc vào việc tài sản đứng tên vợ hay đứng tên chồng, nếu tài sản đó là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân và không có căn cứ cho thấy đó là tài sản riêng thì đó vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 19006198
Câu hỏi tư vấn
Tôi là công chức nhà nước. Hiện tôi có tiết kiệm được một số tiền muốn mua nhà nhưng sợ người khác dị nghị nên muốn để vợ tôi đứng tên căn nhà này dù sao cô ấy cũng có một công ty riêng. Đề nghị Luật sư tư vấn, nếu tôi không muốn đứng tên trên giấy tờ mà chuyển hết cho vợ sở hữu, khi đó tài sản có còn được coi là chung của hai vợ chồng không?
Trả lời tư vấn
Liên quan đến vấn đề anh quan tâm, chúng tôi trích dẫn quy định của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định như sau:
"1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng" (khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
Xem thêm: Tài sản chung – Tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
"1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng" (khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
Như vậy, không phụ thuộc vào việc tài sản đứng tên vợ hay đứng tên chồng, nếu tài sản đó là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân và không có căn cứ cho thấy đó là tài sản riêng (tài sản có trước khi kết hôn; thừa kế riêng, được tặng cho riêng,…) thì đó vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
Đối với tài sản chung, vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ với tư cách đồng sở hữu; vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
Trường hợp muốn cho vợ đứng tên trên tài sản và xác định đó là tài sản riêng của vợ để chồng không còn liên quan đến khối tài sản đó nữa thì chồng có thể tặng cho phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho vợ hoặc vợ, chồng lập thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để xác định rõ tài sản nào là tài sản riêng, tài sản nào là tài sản chung.
Xem thêm: Có cần công chứng tài sản riêng trước khi kết hôn?
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm