Có được nhận con nuôi khi chưa đăng ký kết hôn không?

Bởi Nguyễn Thị Ngân - 21/03/2022
view 91
comment-forum-solid 0

Nhiều người chưa kết hôn nhưng mong muốn được nhận con nuôi để có thể giúp đỡ được những mảnh đời cơ nhỡ. Cũng có những trường hợp không muốn kết hôn và chỉ muốn nhận con để nuôi dưỡng. Vậy có được nhận con nuôi khi chưa kết hôn không? Thủ tục nhận con nuôi khi chưa kết hôn như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

7 quyền lợi nuôi con dưới 1 tuổi mà lao động nữ phải biết Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Nhận nuôi con nuôi là gì?

Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình thì quan hệ giữa con nuôi và cha mẹ nuôi sẽ được xác lập bởi sự kiện nhận nuôi con nuôi được các cơ quan có thẩm quyền công nhận. Việc nhận con nuôi chính là xác lập quan hệ cha, mẹ, con giữa người nhận con nuôi và người được nhận nuôi. Con nuôi và cha mẹ nuôi sẽ có quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ con theo quy định của pháp luật. 

Một người có thể được một cá nhân hoặc hai vợ chồng cũng nhận con nuôi. Những đứa trẻ được chăm sóc và nuôi dưỡng bởi người giám hộ hay các cơ quan tổ chức xã hội theo quy định của Bộ luật dân sự thì không được xác định là con nuôi và quan hệ nuôi con nuôi sẽ không phát sinh.

Điều kiện để nhận nuôi con nuôi

Điều kiện của người nhận nuôi con nuôi

Người nhận con nuôi cần có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ

Tương lai và cuộc sống của người nhận con nuôi phần lớn phụ thuộc vào cha mẹ nuôi. Con nuôi được giao cho người không có đủ năng lực hành vi dân sự, không thực hiện được trách nhiệm nuôi dạy con nuôi sẽ không được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì người không đủ năng lực hành vi dân sự không thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời cần sự giám hộ của người khác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi hợp pháp của con nuôi. Vì vậy, để việc nuôi con nuôi có ý nghĩa, người nhận con nuôi khi chưa kết hôn bảo đảm điều kiện sống tốt cho người được nhận làm con nuôi, điều kiện đầu tiên của việc nhận con nuôi là người nhận con nuôi phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Quy định nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ em được sống trong môi trường gia đình ban đầu và được người thân yêu của mình chăm sóc, nuôi dưỡng.

Người nhận con nuôi khi chưa kết hôn phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên

Theo sinh học, một người đạt đến sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tâm sinh lý khi từ 20 tuổi trở lên. Lứa tuổi này có khả năng tài chính, kinh nghiệm tâm lý, nhận thức đầy đủ trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái. Mục đích của quy định này nhằm phân biệt giữa người nhận con nuôi khi chưa kết hôn và người nhận con nuôi, từ đó hình thành thái độ tôn trọng của con nuôi đối với cha mẹ nuôi. Đồng thời, giảm các trường hợp bị cha mẹ nuôi xâm hại tình dục trẻ em.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý các trường hợp ngoại lệ, điều kiện này không bắt buộc nếu cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con hoặc cô, chú, bác, cậu ruột nhận trẻ làm con nuôi. Con đẻ, con nuôi. Người nhận con nuôi khi chưa kết hôn có tư cách đạo đức tốt là điều kiện đảm bảo người nhận con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt, sống trong môi trường gia đình lành mạnh. Đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nhận con nuôi.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198 Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Người nhận nuôi con nuôi phải có tư cách đạo đức tốt

Người nhận con nuôi khi chưa kết hôn phải có tư cách đạo đức tốt thì mới đảm bảo giáo dục và chăm sóc cho người được nhận nuôi một cách tốt nhất. Ngoài ra, việc quy định điều kiện về đạo đức cũng giúp hạn chế những trường hợp trục lợi từ việc nhận con nuôi.

Người nhận con nuôi khi chưa kết hôn cần phải đảm bảo điều kiện về kinh tế và sức khỏe

Việc chuẩn bị cho con một môi trường tốt về kinh tế là điều vô cùng cần thiết để con có được một mái ấm đúng nghĩa và được dạy dỗ đúng cách. Do đó, người nhận nuôi con phải có trách nhiệm tạo điều kiện để con được ở trong môi trường tốt nhất.

Điều kiện với trẻ được nhận nuôi

Người được nhận nuôi phải đảm bảo điều kiện về độ tuổi

Người được nhận nuôi phải đảm bảo điều kiện về độ tuổi được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010. Người được nhận làm con nuôi là trẻ em dưới 16 tuổi. Quy định về độ tuổi giúp đảm bảo điều kiện chăm sóc cho người dược nhận nuôi. Những người dưới 16 tuổi chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và cần sự chăm sóc của người khác để có thể đảm bảo được sự phát triển về trí óc và thể chất. Việc nhận trẻ dưới 16 tuổi nhằm tạo cho các em một môi trường giáo dục tốt hơn, hình thành nhân cách tốt từ sớm cho các em.

Người được nhận nuôi chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc một cặp vợ chồng

Việc một người chỉ được làm con nuôi của một người hoặc một gia đình được quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010. Quy định này nhằm đảm bảo việc giáo dục và nuôi dưỡng người được nhận nuôi một cách thống nhất. Ngoài ra, việc quy định chỉ được làm con nuôi của một gia đình nhằm xác định chính xác hơn người chịu trách nhiệm cho người được nhận nuôi. Đồn thời cũng tránh việc trục lợi vào việc nhận con nuôi. Như vậy, từ quy định này cũng có thể thấy có thể nhận con nuôi khi chưa kết hôn.

Có được nhận con nuôi khi chưa kết hôn không?

Pháp luật không quy định về tình trạng hôn nhân khi nhận con nuôi. Ngoài ra, pháp luật còn cho phép các cá nhân có đủ điều kiện nhận con nuôi. Do vậy, nếu người nhận con nuôi khi chưa kết hôn thì vẫn được nhận nếu như người này có đầy đủ điều kiện nuôi con nuôi. Việc nhận con nuôi khi chưa kết hôn là hoàn toàn có thể.

Thủ tục nhận nuôi con nuôi

Muối nhận con nuôi khi chưa kết hôn thì người nhận con nuôi khi chưa kết hôn phải chuẩn bị hồ sơ được quy định tại Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2010 và Điều 7 Nghị định 19/2011/NĐ-CP. Ngoài ra, hồ sơ của người được nhận nuôi cũng phải chuẩn bị đầy đủ theo quy định của Điều 18 Luật Nuôi con nuôi 2010.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì cần đem đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhận nuôi con nuôi. Điều 9 Luật Nuôi con nuôi và Điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định thẩm quyền đăng ký nhận nuôi con nuôi trong nước thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã. Nếu muốn nhận con nuôi đi Mỹ hoặc nhập cảnh ở các nước khác thì có thể tham khảo thêm những bài viết khác của Pháp Trị để có thể nắm rõ hơn thông tin nhé!

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

Nguyễn Thị Ngân

Nguyễn Thị Ngân

https://everest.org.vn/chuyen-vien-nguyen-thi-ngan Chuyên viên Nguyễn Thị Ngân có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai, thừa kế,... và đã tham gia thực hiện các vụ án nổi bật như: Kinh doanh thương mại, Hình sự.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
2.35531 sec| 1049.586 kb