Có nghĩa vụ cấp dưỡng cho vợ, chồng sau ly hôn

Bởi Trần Thu Thủy - 29/06/2020
view 682
comment-forum-solid 0
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.

Như vậy, điều kiện chung phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng gồm: Người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng; Người cùng sống chung với nhau; Người được cấp dưỡng chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu

Mức cấp dưỡng

Tương tự như cách xác định phương thức cấp dưỡng, mức cấp dưỡng ưu tiên do các bên tự thỏa thuận bằng văn bản hoặc bằng miệng và được ghi nhận trong bản án của Tòa án. Nếu không tự thỏa thuận được sẽ do Tòa án quyết định theo quy định Điều 116 Luật HN&GĐ 2014 về mức cấp dưỡng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng:

Mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều người đã chấp nhận mức cấp dưỡng thấp hơn những nhu cầu thiết yêu của con trên thực tế, thậm chí là không yêu cầu cấp dưỡng với mong muốn có được quyền nuôi con. Điều này đồng thời vi phạm nghiêm trọng Luật HN&GĐ  cũng như gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của đứa trẻ.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Phương thức cấp dưỡng

Phương thức cấp dưỡng được xác định ưu tiên qua sự thỏa thuận giữa các bên bằng văn bản hoặc bằng miệng và được ghi nhận trong bản án của Tòa án. Nếu không tự thỏa thuận được sẽ do Tòa án quyết định theo quy định tại Điều 117 Luật HN&GĐ 2014 thì có hai phương thức cấp dưỡng:

Cấp dưỡng theo định kỳ

Đến kỳ cấp dưỡng cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, nếu trong quá trình thực hiện mà người có nghĩa vụ lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế, không có khả năng thực hiện thì các bên có thể thỏa thuận với nhau về mức cấp dưỡng hoặc tạm ngừng. Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết.

Cấp dưỡng một lần

Phương thức cấp dưỡng một lần thuận tiện và có lợi cho trẻ hơn so với phương thức cấp dưỡng định kì, tránh tình trạng trốn tránh nghĩa vụ và trẻ và người trực tiếp nuôi con được hưởng phần hoa lợi, lợi tức phát sinh từ khoản tiền cấp dưỡng đó. Tuy nhiên do số tiền cấp dưỡng theo phương thức này có giá trị tương đối lớn nên chỉ phù hợp khi người cấp dưỡng có điều kiện kinh tế.

Thực tế về cấp dưỡng khi ly hôn

 Trong luật hiện hành, vấn đề cấp dưỡng giữa vợ chồng chỉ được đặt ra sau khi ly hôn. Quan hệ vợ chồng được chấm dứt bằng ly hôn phải là quan hệ vợ chồng hợp pháp. Có trường hợp sau khi ly hôn, việc kết hôn trước đó lại bị huỷ bằng một bản án hoặc quyết định của Toà án theo yêu cầu của vợ, chồng đã ly hôn hoặc của một người thứ ba; khi đó nghĩa vụ cấp dưỡng phải bị huỷ bỏ.

Hơn nữa, ly hôn chỉ là một trong các điều kiện cần. Luật hôn nhân gia đình năm 2014 điều 115 quy định rằng khi ly hôn, nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng, thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.

 Cần nhấn mạnh ba chữ đầu của điều luật - “khi ly hôn”. Trong nhiều trường hợp mỗi bên đều có cuộc sống vật chất bình thường khi ly hôn; nhưng sau đó một thời gian, một bên, do nguyên nhân gì đó khách quan hoặc chủ quan, rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Hẳn trong suy nghĩ của người làm luật, bên khó khăn trong trường hợp này không thể yêu cầu bên kia cấp dưỡng. Nói rõ hơn, hoàn cảnh sống mà luật dựa vào đó để xác định liệu có hay không có nghĩa vụ cấp dưỡng của một bên đối với bên kia trong một vụ ly hôn là hoàn cảnh sống được ghi nhận tại thời điểm ly hôn.

Khi đó, cấp dưỡng được coi như một biện pháp hỗ trợ cho người ly hôn tránh được những xáo trộn trong cuộc sống vật chất là hệ quả trực tiếp của sự kiện ly hôn. Nhưng, cần lưu ý rằng khác với người có quyền yêu cầu cấp dưỡng trong các trường hợp khác, người được cấp dưỡng với tư cách là vợ (chồng) ly hôn không nhất thiết phải ở trong tình trạng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Chỉ cần người này rơi vào tình trạng sống sa sút đáng kể so với trước khi ly hôn và sự sa sút đó có một trong những nguyên nhân trực tiếp là việc ly hôn, thì quyền yêu cầu cấp dưỡng được xác lập.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.36727 sec| 1006.727 kb